LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ.BỔN MẠNG CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO 3/12





           "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?"


 Lời Chúa trongTin Mừng đã khiến cho một vị giáo sư trẻ tuổi bỏ tương lai đầy hứa hẹn, bỏ tất cả để chỉ còn đeo đuổi một mục đích duy nhất trong cuộc đời: sự sống đời đời của chính mình và của người đồng loại.

Vị giáo sư trẻ tuổi đó chính là Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của các xứ truyền giáo, mà hôm nay 3 tháng 12 Giáo Hội kính nhớ... Chưa tròn 25 tuổi, Phanxicô đã nổi tiếng như một giáo sư triết học tài ba tại đại học Paris. Giữa lúc danh vọng đang đến, Phanxicô Xaviê đã nhận được những lời thách thức trên đây từ người bạn thân Inhaxiô Loyola.

Không còn chống cưỡng lại với lời Chúa, Phanxicô Xaviê đã đến Montmartre để cùng với Inhaxiô sống đời khó nghèo, khuyết tịnh và phục vụ tông đồ, theo những chỉ dẫn của Ðức Thánh Cha.

Năm 1537,  3 năm sau khi đã tuyên khấn, Phanxicô lãnh chức linh mục. Từ Italia, ngài sang Lisboa của Bồ Ðào Nha để lên đường đi truyền giáo tại Ấn Ðộ. Trong 10 năm ngắn ngủi, Phanxicô Xaviê đả rảo bước đi khắp nơi để đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật Bản, Mã Lai và Ấn Ðộ. Cuộc sống của ngài là một chia sẻ cảm thông sâu xa với những người nghèo khổ nhất... Chưa đạt được giấc mơ đặt chân đến Trung Hoa và Việt Nam, ngày 2/12/1552 thánh nhân ngã bệnh  đã qua đời trong kiệt sức, tại một đảo Tân Châu (sancian) cách Hồng Kông 100 cây số. Bị những người lái buôn Bồ Ðào Nha bỏ rơi trên bãi cát, thánh nhân đã qua đời trong sự trơ trụi nghèo nàn. Xác ngài được đem về mai táng tại thành Goa bên Ấn Độ.

Ðúng 70 năm sau, Ðức Grêgôriô XV đã phong ngài lên bậc Hiển Thánh (1622). Và đến năm 1904, Ðức Thánh Cha Piô X đặt ngài làm quan thầy các xứ truyền giáo.
Danh vọng, tiền tài, ngay cả sức khỏe... tất cả đều được đốt cháy để tìm được niềm vui đích thực cho tâm hồn và mang niềm vui đó đến với mọi người: đó là sứ điệp mà thánh Phanxicô Xaviê đã để lại cho tất cả mọi người .

Sống ở đời, ai cũng cần phải có một lý tưởng. Lý tưởng đó nuôi dưỡng và hướng dẫn con người sự kiên trì trong cuộc sống.
 Lý tưởng của bạn là gì? Tiền tài, danh vọng hay lạc thú? Tất cả những điều đó rồi cũng sẽ đưa  đến thất vọng, chán chường. 
Duy chỉ có mình Chúa mới có thể lấp đầy những trống vắng trong tâm hồn và giúp chúng ta vượt được bao gian nguy trong cuộc sống... 
Bạn muốn lấp đầy tâm hồn bạn với hận thù,  và cau có ư ?
Hãy trục xuất Chúa ra khỏi tâm hồn bạn... 
Bạn muốn được sự bình an đích thực và một tâm hồn minh mẫn thư thái ư ? 
Hãy để cho Chúa chiếm ngự tâm tư bạn một cách trọn vẹn...
Tựu trung, vấn đề cơ bản nhất của con người vẫn là đi tìm hạnh phúc. Và cuối cùng, sau những miệt mài tìm kiếm, ai cũng nhận thấy rằng mình sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đích thực và trường cửu trên trần gian này.
Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta một bí quyết của hạnh phúc: Ai muốn cứu mạng sống mình, sẽ mất và ai mất mạng sống mình vì Ta.
Chỉ có một niềm vui đích thực đó là sống trọn vẹn cho Chúa. Chỉ có một điều quan trọng nhất trong cuộc sống: đó là lắng nghe lời Chúa.


PHANXICÔ XAVIÊ
Quan thầy truyền giáo chuyên về phương đông
Phương bình minh toả ánh hồng
Ngài là tia sáng mãi không lịm tàn.

Lạy ơn Thánh cả Quan Thày
Một đời khắc khổ chứa đầy hy sinh
Một đời truyền giáo quên mình
Một niềm khát vọng cứu linh hồn người
Chúng con đồng kính dâng lời
Xin Người bảo trợ cuộc đời chúng con
Đoàn con nguyện hứa sắt son
Một đời tin mến vẹn tròn thiết tha,
Một đời thành kính hoan ca
Chuyên chăm sốt sắng, hài hoà yêu thương,
Theo Thày chí Thánh là Đường
Ngước nhìn Thánh giá, noi gương hiến mình
Yêu người tha thiết thực tình
Tông đồ nhiệt huyết cứu linh hồn người
Ngày nay nhuộm thắm ơn trời
Ngày sau hạnh phúc muôn đời .


Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin Chúa ban cho chúng con một tâm hồn quảng đại, đơn sơ khó nghèo, và lòng nhiệt thành phụng sự Chúa nơi anh chị em đồng loại. Amen.





Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

CÂU CHUYỆN CHÚA GIÁNG SINH













ƠN GỌI KITÔ HỮU

**** 


Chúa Giêsu trong cuộc sống công khai thi hành sứ vụ, nỗi ưu tư của Ngài là tìm những người cộng tác với mình trong công cuộc rao giảng Tin Mừng và cứu độ trần gian. Chính vì thế mà ngay khi bắt đầu cuộc sống công khai, Ngài đã chọn cho mình những môn đệ.

TrongTin Mừng Matthêu cho thấy, đang lúc đi dọc theo bờ biển, Ngài đã gọi Phêrô và Andrê: Các anh hãy theo tôi. Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Liền sau đó, Ngài cũng đã gọi Giacôbê và Gioan. Thái độ của những môn đệ đầu tiên này thật là mau mắn và dứt khoát. Các ông đã bỏ chài lưới, bỏ ghe thuyền, bỏ cha già mà đi theo Chúa.

Ngày hôm nay Chúa không hiện ra để kêu gọi hay truyền dạy phải làm điều nọ, điều kia, nhưng tiếng Chúa vẫn âm thầm gởi đến với  ta qua các sự kiện, qua các biến cố cuộc đời. 

Bởi vì mỗi biến cố là một dấu chỉ của thánh ý Chúa.
 Mỗi một sự kiện là một bài toán mà đáp số là sứ điệp Chúa muốn  ta đón nhận. Vì thế, cần phải tỉnh thức để nhận ra ý Chúa và sứ điệp của Ngài.

Thực vậy có nhiều người đã nghe được tiếng Chúa mời gọi, một thứ tiếng vọng lên từ bên trong tâm hồn, tuy âm thầm nhưng rất rõ,  Đáp lại tiếng Chúa là bước vào một khúc quanh mới của đời mình và từ đó bản thân được đổi khác.

Ơn gọi của Mẹ Têrêsa Calcutta là một minh chứng. Mẹ sinh năm 1910 tại Nam Tư. Năm 18 tuổi Mẹ nhập dòng Đức Bà Lorettô ở Ái Nhĩ Lan. Sau đó được cử sang Ấn Độ để vào tập viện. Mẹ đã cống hiến gần 20 năm trời cho việc dạy môn địa lý tại một trường của nhà dòng dành cho các thiếu nữ thuộc những gia đình khá giả. Nếu Chúa không lên tiếng gọi, thì chắc cuộc đời Mẹ sẽ trôi đi êm đềm bên đám học trò giàu có. Thế rồi vào một ngày nọ, nhân đi qua một đường phố ở Calcutta, Mẹ bắt gặp một người đàn bà đang hấp hối trên vỉa hè. Chuột và kiến đã kéo đến gặm nhấm con người bất hạnh đó. Mẹ liền vực người thiếu phụ tới nhà thương. Mẹ nhất định cứ đứng ở trước cổng cho đến khi người ta mở cửa đón nhận bệnh nhân sắp chết. Từ biến cố này Mẹ cảm nhận được lời mời gọi của Chúa, muốn Mẹ hiến mình cho những kẻ bị bỏ rơi. Và thế là Mẹ xin ra khỏi dòng, đến sống ở một khu vực tăm tối của thành phố. Chắc hẳn lúc đó, Mẹ không ngờ mình sẽ là người sáng lập một hội dòng mới chuyên lo việc bác ái, giúp đỡ những người nghèo khổ.

Lắng nghe và tìm biết ý Chúa qua các biến cố, qua các sự kiện đã đành. Điều quan trọng hơn là có dám đáp trả lời mời gọi của Ngài hay không. Nhiều khi đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ như không hề nghe thấy tiếng Chúa, để khỏi phải đáp trả, khỏi phải từ bỏ. 
Bởi vì chúng có quá nhiều những sợi dây vấn vương quấn chặt lấy cuộc đời và bản thân, khiến ta không dễ gì tháo gỡ được. 
Những sợi dây vấn vương ấy là tiền bạc, địa vị, vui thú... Từ bỏ là đặt mọi sự dưới Chúa, coi Chúa là giá trị tuyệt đối, vượt lên trên tất cả. Và như thế phải có tình yêu mãnh liệt mới có thể từ bỏ những gì  ta đang ôm ấp bởi vì từ bỏ là thước đo tình yêu đối với Chúa.

“Màn đêm u tối” của cuộc đời còn đó. Dục vọng của lòng người còn đây. Cuộc sống thác loạn và đạo đức suy đồi đã nhấn chìm biết bao cuộc đời yếu đuối. Người ta cứ đua nhau chạy theo ảo ảnh, cuốn hút theo những trào lưu hưởng thụ hạ đẳng,

Chúa Giêsu .Người yêu thích những tâm hồn rộng mở biết sống hài hòa, biết đón nhận anh em. Người yêu thích những tâm hồn đơn sơ nhỏ bé, ưa thích sống đời khiêm nhường bình dị. Người yêu thích những tâm hồn nồng nàn yêu thương. Đó là những tâm hồn dễ dàng đón nhận và chia sẻ Tin Mừng. Đó là những thửa đất tốt cho hạt giống Tin Mừng nảy mầm, đơm bông kết trái.
Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng con để con đón nhận được Lời Chúa và để Lời Chúa sinh nhiều bông hạt.Amen.



Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

ĐỨC MẸ MARIA HÀNH TRÌNH MÙA VỌNG .CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG .B






Tin Mừng Mc 13,33-37

Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!”



                 ĐỨC MARIA HÀNH TRÌNH MÙA VỌNG

“Còn chính Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà” (Lc.2,35).

                             

         Mùa vọng, mùa chờ đợi Đấng Cứu Tinh xuống thế trần.


Với mọi người tín hữu, mùa vọng là mùa chờ mong Chúa đến, là mùa trông đợi sự an bình sẽ được ban cho khắp thế nhân, là mùa nhìn lại quá khứ đời mình để kịp thời chỉnh đốn lại đời sống nội tâm đối với Chúa , là mùa hòa giải để tìm lại sự gắn bó yêu thương trong ứng xử với nhau nơi cộng đoàn, nơi thôn xóm 

Đọc nhiều tác phẩm viết về cuộc đời Mẹ, con chưa thấy một tác giả, một thi sĩ hay một nhà nghiên cứu nào cho rằng Mẹ luôn hoài vọng trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, mà chỉ thấy nơi Mẹ một sự trông chờ Đấng Cứu Độ đến giải thoát muôn dân .

 Ngay cả khi biết mình được chọn, Mẹ cũng chẳng hé môi cho bất  cứ người thân nào.
 Mẹ âm thầm lặng lẽ gẫm suy để tìm ý Chúa. 
 Mẹ ẩn thân nơi mái ấm nghèo nàn. 
 Mùa vọng của Mẹ không ngắn gọn như một chu kỳ phụng vụ từng  năm, mà nó kéo dài suốt cả hành trình trong cuộc lữ hành trần thế của Mẹ.

Mùa vọng là mùa hướng về tương lai, một tương lai ngập tràn ơn thánh và hạnh phúc. Nhưng nhìn vào đời Mẹ, con thấy sau lời
“xin vâng” mẹ đã bước vào một mùa vọng với những đau thương không tưởng nổi.
Ngay từ đầu khi đồng ý với lời mời gọi của Thiên Chúa, cuộc đời của Đấng Cứu Thế và Mẹ đã được đánh dấu bằng Thập Giá khi ông lão Si-mê-on báo với Mẹ: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà” (Lc.2,34-35).


Chưa sinh Chúa, Mẹ đã nếm mùi khổ giá vì sự nghi ngờ của những người thân mà không thể giải bày. Niềm vui sinh con chưa được mấy hôm thì ngay lập tức cha mẹ con cái phải bồng trống vượt muôn khổ ải để tránh sự hằn thù của bạo Chúa hung hăng. Từ đó, mẹ luôn cảm nhận lời của ông lão Si-mê-on bám chặt đời mình, sự khổ đau luôn chờ đợi mình. 

Cả đời Mẹ là một mùa vọng trong đau thương. Mẹ chờ mong ơn cứu độ và biết rằng, để có được ơn đó, Mẹ và con Mẹ đã phải sát tế chính đời mình để ý của Thiên Chúa được nên trọn, trong hành trình mùa vọng đời mình, Mẹ không kêu ca, không rên rĩ. Mẹ vẫn bình tâm chấp nhận. 
Sóng gió vây bũa, Mẹ vẫn lặng lẽ nhìn những hoạt động, nghe những lời nói của con mình để chiêm ngắm, để gẫm suy, để khám phá và để cùng con mình khai phá một nẻo mùa vọng cho nhân thế


Lạy Mẹ từ nhân,

 Mẹ chính là thầy dạy về “niềm tin và hy vọng” cho chính bản thân  con, con như đang nghe tiếng Mẹ khuyên nhủ con:
 Con đang tiến  từng bước trên nẻo đường mùa vọng đời mình.
 Hãy can đảm san bằng những tự phụ âm thầm trong con.
 Hãy uốn cho ngay những lời nói của con khi đối đáp với mọi    người.
 Hãy lấp đầy những hố sâu nghi kỵ trong con khi tiếp xúc với tha  nhân.
 Hãy bạt xuống những tham vọng trong con những tiện nghi thế  tục. 
 Biết rằng khó, nhưng để đạt được hạnh phúc Nước Trời, con phải  sát tế chính mình và tự hiến toàn thân dưới chân Thập Giá của thầy  chí thánh.

 Chỉ khi nào con làm được như vậy, con mới hiểu thế nào là mùa  vọng mà Mẹ đã trải qua nơi trần thế này.

 Cảm ơn Mẹ đã cho con có giây phút thinh lặng giữa khoảng thinh  không vắng lặng trước bàn thờ nhà con,để con nghe được lời Mẹ  bảo ban. 

Xin cho con bước vào mùa vọng thánh thiêng này trong tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa vì con hiểu được rằng: 
Đời của con là một chuỗi ngày mùa vọng nối kết cho đến khi được cùng Mẹ bình tâm trên đồi Can-vê để mừng cho mầu nhiệm Giáng Sinh đã trổ hoa cứu độ trong tia nắng phục sinh .Amen.








Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

.XIN MẸ THƯƠNG CÁC LINH HỒN










Trong Tháng 11 , tháng cuối cùng của Năm Phụng Vụ, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người đã ra đi .
Trong số đó, có những vị đã được thưởng công trên nước trời, đó là các vị “đã nên thánh”, mà Giáo Hội kính chung vào ngày
 Lễ CÁC THÁNH (01/11); có những người còn đang được thanh tẩy trong Luyện ngục mà chúng ta cầu nguyện chung cho họ vào ngày Lễ CÁC LINH HỒN (02/11). Tháng 11 cũng thường được gọi là THÁNG CÁC LINH HỒN và là tháng để chúng ta cầu nguyện nhiều cho các linh hồn nơi luyện ngục. Tất nhiên không phải chúng ta chỉ cầu cho các linh hồn quá cố vào tháng 11; nhưng vẫn nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha me và bà con thân thuộc, các linh hồn ‘mồ côi’ trong các Thánh Lễ và kinh nguyện hằng ngày ; đặc biệt trong các Ngày Giỗ, ngày các vị đã ra đi khỏi cuộc đời này.

Tháng 11, tháng cuối cùng của Niên Lịch Phụng Vụ năm A (bước qua Chúa nhật I Mùa Vọng năm B ) cũng là tháng để chúng ta nhớ đến có một giờ phút nào đó sẽ ra khỏi cuộc đời này mà không ai  biết được lúc nào và cách nào. 
Điều đó không làm cho người Ki tô hữu bi quan về cuộc sống. Trái lại trong niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh và lên trời vinh hiển để mở đường ‘ về trời’ cho chúng ta, mà vẫn luôn vui sống cuộc sống hàng ngày. 


Tuy nhiên, trong niềm tin vào Chúa ta cần luôn  sẵn sàng đón chờ Chúa đến  bất cứ lúc nào (theo tinh thần bài Dụ ngôn “Mười Trinh Nữ” trong Bài Tin Mừng Chúa Nhật ***II (Năm A). 
Trong khi chờ đợi, người tín hữu cần dùng mọi thời giờ và những gì Chúa ban cho , tùy theo hoàn cảnh mỗi người, để ‘sinh lời’ là các ‘việc lành phúc đức’ (Theo tinh thần Dụ ngôn “Những Nén Bạc” trong Bài Tin Mừng Chúa Nhật ***III (năm A).
 Những điều  cần phải làm hơn cả, đó là giúp đỡ những người nghèo khó, không cơm ăn áo mặc, và nhũng nạn nhân do thiên tai, chiến tranh, khủng bố, và bịnh nhân…(Đó là tinh thần Dụ Ngôn “Cuộc Phán Xét Cuối Cùng” của Bài Tin Mừng Chúa Nhật cuối cùng trong Năm Phụng vụ, Lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ (Năm A) : 

“Khi Ta đói các con đã cho Ta ăn,

“ khi Ta khát các con đã cho ta uống,

“ khi Ta bịnh hoạn, các con đã đến viếng thăm…

“ Vì khi các con làm như thế cho những người nghèo khó nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta đó…

Vậy mọi tín hữu hãy luôn cầu nguyện chung cho nhau , để bao lâu còn sống trong cuộc đời này ,  ta luôn biết sống “khôn ngoan như Năm Cô Trinh Nữ Khôn Ngoan chờ Chàng Rể đến…” Tạ ơn Chúa.



Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

PHẢI THAM DỰ THÁNH LỄ NHƯ THẾ NÀO ?




                                         Xin bấm vào đây

Người Công Giáo phải tham dự Thánh lễ như thế nào ?
Giáo hội muốn con cái mình tham dự chứ không "đi xem, hay đi nghe lễ", mà là đi "dự Thánh Lễ" một cách tích cực, linh động, 

Hiến chế Phụng vụ viết:

"Giáo hội hằng bận tâm lo cho các tín hữu đừng tham dự Thánh Lễ như những khách bàng quang, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nhiệm đó qua nghi lễ và kinh nguyện sao cho họ tham dự hoạt động cách ý thức, thành kính và linh động, cho họ được đào luyện bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa, biết tạ ơn Chúa" (PV 47).

Và nữa: "Để tham gia linh động, cần có những lời tung hô của dân chúng, những câu đối đáp, những bài thánh vịnh, thánh ca, và cả những động tác những cử chỉ, thái độ của thân xác. Cũng cần giữ sự thinh lặng thiêng liêng đúng lúc" (PV 30).

Bởi vì tính cách cao quí của Thánh Lễ là sự trao đổi giữa Chúa Tình yêu và các con cái của Người: "Trong Phụng vụ, Chúa nói với dân Chúa qua Lời Chúa, còn dân Chúa đáp lại Chúa qua tiếng hát lời kinh" (PV 33), nên rất cần sự hiện diện, linh động và cảm mến.

Ngoài lợi ích thiêng liêng cho lòng sùng mộ của con cái Chúa, Thánh Lễ còn có lợi ích giữa các con cái Chúa với nhau, nhờ Thánh Lễ Chúa nhật, Giáo hội khuyến khích giáo dân "Phải gắng làm phát triển ý thức cộng đoàn giáo xứ, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ Chúa nhật" (PV 42).

Cách thức tham dự Thánh Lễ

*Tham dự trọn vẹn
Người tín hữu có bổn phận phải tham dự trọn vẹn thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.

Thánh lễ gồm hai phần.
 phần phụng vụ Lời Chúa 
và phần phụng vụ Thánh Thể, được liên kết với nhau một cách chặt chẽ đến nỗi chỉ làm thành một hành vi thờ phượng duy nhất (PV 56). Cho nên người tín hữu phải tham dự đầy đủ cả hai phần.

* Hiện diện và có ý thức


Tham dự thánh lễ có nghĩa là phải có mặt tại chỗ và phải có ý thức:

- Các tín hữu phải có mặt với cả thân xác để cử hành thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.

- Các tín hữu phải tham dự thánh lễ với lòng sùng kính với sự chú ý.

“Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Do chính bản tính, Phụng Vụ đòi hỏi việc tham dự như thế;” (PV 14).

Mọi người Công Giáo phải ý thức về tầm quan trọng của việc tham dự Thánh lễ. Nếu vắng mặt cho bất cứ phần nào hay toàn phần của Thánh lễ mà không có nguyên nhân thì được xem như đó là sự biểu thị của sự xúc phạm hay xem thường Thánh lễ.

Nghi thức thống hối (Penitential Rite) là phần của Thánh lễ. Nó tiếp theo sau bài ca nhập lễ, liền sau khi Linh mục tiến lên cung thánh và chào hỏi cộng đoàn. Nghi thức thống hối có thể dùng những mẫu khác nhau. Mẫu thông thường là Kinh Cáo Mình hoặc là :”Lạy Chúa xin thương xót chúng con”; hoặc là :”Anh chị em hãy nhìn nhận tội lỗi…”. Chúng ta đến sau những lời nguyện này là đến trễ cho Thánh lễ.
Do đó chúng ta phải cố gắng tham dự Thánh lễ cách trọn vẹn, hiệp thông với cộng đoàn dân Chúa. Nên đến sớm vài phút trước Thánh lễ để được nghe những tin tức của Giáo xứ hay những lời chỉ bảo quan trọng của Hội Thánh. Tham dự Thánh lễ từ đầu chí cuối là tỏ lòng tự trọng của chúng ta đối với Chủ tế nói riêng và cộng đoàn dân Chúa nói chung.

* Chúng ta thử nghĩ xem nếu đánh đổi sự ra về trước 5 hay 10 phút bằng lới chúc lành, chúc bình an của Thiên Chúa, chúng ta chọn diều nào !

TẠI SAO PHẢI THAM DỰ THÁNH LỄ NGÀY CHÚA NHẬT ?


                                                     



                                      Xin bấm vào đây

Tại sao người Công Giáo phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật ?

Từ những ngày đầu của Giáo Hội, người Kitô hữu hiểu rằng làm người Kitô hữu không phải là một vấn đề riêng lẻ. 
Là những Kitô hữu, có thể cầu nguyện riêng tư với Chúa trong suốt cả tuần, nhưng mẫu thức cầu nguyện chính  là cầu nguyện chung, cộng đoàn và hiệp thông. 

Do đó cầu nguyện riêng lẻ chưa đủ, đó là lý do Thánh lễ Chúa nhật vô cùng quan trọng và buộc đối với các người đã rửa tội và đến tuổi khôn.

 Công đồng chung Vatican II nói rõ khi nhắc đến Thánh lễ ngày Chúa nhật: “Thực vậy, trong ngày đó các Kitô hữu phải họp nhau lại để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ cuộc Thương Khó, sự Sống Lại và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô” (Hiến chế về Phụng vụ, V, 106).

Lệnh truyền của Gia-vê Thiên Chúa

Giới răn thứ 3 Gia-vê Thiên Chúa đã truyền cho Mô-sê trong sách Xuất Hành đó là :”Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh” (Xh 20:8)

Lệnh truyền của Chúa Kitô

Thánh lễ được Chúa Giêsu thiết lập tại bữa Tiệc Ly trước khi Ngài bị đóng đinh. Bữa tiệc cuối cùng này là Thánh lễ đầu tiên của Giáo Hội.
“Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Luca 22:14,19).

Lệnh truyền của Giáo Hội

Giáo luật điều 1247: “Vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác, tín hữu buộc phải tham dự thánh lễ, và hơn nữa, kiêng làm những công việc hay hoạt động làm ngăn trở sự thờ phượng Thiên Chúa, sự hưởng niềm vui riêng ngày của Chúa, hoặc sự nghỉ ngơi cần thiết cho tâm trí và thân xác.”

Giáo luật điều 1248: “Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ.”

Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo 2180 :”..ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác, các tín hữu có nghĩa vụ phải tham dự Thánh lễ”…”

GLGHCG 2181 :”Thánh lễ ngày Chúa nhật đặt nền và thửa nhận tất cả sinh hoạt Kitô giáo….Những ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ, thì phạm một tội trọng”

GLGHCG 2182 :”Tham dự việc cử hành chung Thánh lễ ngày Chúa nhật là một bằng chứng sự thuộc về và trung thành với Chúa Kitô và với Giáo Hội của Ngài. Nhờ đó, các tín hữu chứng tỏ sự hiệp thông với nhau trong niềm tin và trong đức ái. Họ cùng nhau làm chứng cho sự thánh thiện của Thiên Chúa, và cho niềm hy vọng ơn cứu độ của mình. Họ an ủi và khuyến khích nhau dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.”


Xin xem tiếp bài 2 :Phải tham dự Thánh lễ như thế nào ?


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

VƯƠNG QUỐC CỦA ÁNH SÁNG VÀ TÌNH THƯƠNG







Vào năm 1925, Đức Thánh Cha Piô XI đã thiết lập lễ Đức Kitô vua, mục đích là để xác định vai trò và chỗ đứng đặc biệt của Chúa Giêsu trong đời sống riêng tư của mỗi người, cũng như trong sinh hoạt của cộng đồng Giáo hội. Trong một vài phút ngắn ngủi này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tước hiệu cao cả này.

Trước hết là trong Cựu Ước.
Với những thánh vịnh, vua Đavít đã cho chúng ta thấy Đức Kitô chính là vua, một vị vua hòa bình sẽ đến để cai trị trong yêu thương:

- Ta sẽ đặt một vị vua ở Sion, trên núi thánh của Ta.

Trong khi đó, tiên tri Isaia lại giới thiệu với chúng ta một vị vua đầy quyền năng:

- Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai báu Đavít tổ phụ Ngài, Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Ngài sẽ không bao giờ cùng.

Tiếp đến là trong Tân Ước.
Qua Tin Mừng, chúng ta thấy được nơi Đức Kitô hình ảnh ánh sáng của Thiên Chúa, Ngài là một vị vua vinh hiển, điều khiển cả vũ trụ. Và trong ngày sau hết, Ngài sẽ đến trên mây trời để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Chính Đức Kitô, trong những giây phút cuối cùng, đối diện với cái chết, Ngài vẫn xác quyết trước mặt Philatô

- Phải, tôi là vua.
Chính vì thế, bản án của Ngài đã được ghi:

- Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái.

Thế nhưng, tước hiệu Kitô vua nổi bật hơn cả trong bầu khí phụng vụ. Đúng thế, chúng ta có thể nói: Tất cả niên lịch phụng vụ đều xoay quanh chủ đề này.

Trong Mùa Vọng, chúng ta mong đợi một vị vua sẽ đến. 

Với lễ Giáng sinh, chúng ta không chỉ mừng kính một hài nhi bé nhỏ nơi máng cỏ Bêlem, mà còn mừng kính một vị vua hòa bình. 

Nhất là với lễ Hiển linh, chúng ta nhìn thấy vị vua ấy xuất hiện và tỏ lộ vinh quang cho muôn dân mà đại diện là ba nhà đạo sĩ Phương Đông.
Và chúng ta có thể tóm kết tinh thần của mùa giáng sinh, đó là Đức Kitô đến để thiết lập một vương quốc của ánh sáng và tình thương.

Bước vào mùa phục sinh, Giáo hội không phải chỉ dừng lại ở những đau khổ của Đức Kitô, nhưng qua những đau khổ ấy, Giáo hội còn nhìn thấy cả chiến thắng vinh quang của Ngài. 
Trong ngày lễ lá, chúng ta tưởng nhớ biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, một cách long trọng như một vị vua và chúng ta không ngừng tung hô:

- Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến, hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Tiếp đến, ngày thứ sáu tuần thánh, ngày u buồn nhất của năm phụng vụ, chúng ta thấy Giáo hội đã nhìn thập giá như ngai tòa, như lá cờ của một vị vua đang tiến lên, như bước khởi đầu cho vương quốc của Chúa, như lời Ngài đã phán:

- Ngày nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi sự đến cùng Ta.


Rồi trong ngày lễ Phục sinh và lên trời, chúng ta mừng kính cuộc khải hoàn của Đức Kitô, để rồi từ đó Ngài vĩnh viễn thiết lập vương quốc và trở thành vua của cả vũ trụ.

Niên lịch phụng vụ Giáo Hội luôn nhìn ngắm Đức Kitô như một vị vua. 
Đó cũng là điều mà toàn thể thế giới Công giáo ngày hôm nay tuyên xưng.
Đức Giêsu Kitô .Vua vũ trụ

Thế nhưng tuyên xưng mà thôi chưa đủ, mà còn phải sống điều chúng ta đã tuyên xưng, là phải trung thành và sống với Chúa bằng cách khử trừ mọi tội lỗi, bằng sống một đời sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương, nhờ đó góp phần làm cho vương quốc của Đức Kitô được mở rộng trên trần gian này. Tạ ơn Chúa



Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

CHÚA NHẬT XXXIV.TN.A-ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ







VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy nhiều sự thật quan trọng về kết cục của con người.

Sự thật thứ nhất là: thế giới này sẽ chấm dứt. Không có gì vĩnh cửu ở đời này. Mọi sự sẽ qua đi. Những gì được coi là bền vững lâu dài rồi cũng tan thành cát bụi. Của cải, tài năng, công danh cũng sẽ trở thành hư vô. Cả đến con người cũ cũng không còn. Sau cùng mọi người bằng nhau và phải đến trước tòa Chúa để chịu phán xét.

Sự thật thứ hai là: mọi người sẽ bị xét xử. Tất cả mọi người sẽ tụ tập lại. Tất cả mọi người sẽ phải trả lời về những gì mình đã làm trong cuộc đời. Cuộc xét xử sẽ diễn ra công khai. Những trách nhiệm liên đới sẽ được sáng tỏ. Những liên hệ thầm kín sẽ được phơi bày. Nếu trên trần gian ta phải chứng kiến bất công thì tại phiên xử cuối cùng này sẽ có công bằng tuyệt đối. Chẳng ai có thể mua chuộc vị quan tòa tối cao, quyền uy và công thẳng.

Sự thật thứ ba: sẽ có một vương quốc mới. Tuy nhiên kết thúc thế giới cũ không phải là chấm dứt tất cả. Chúa Giêsu tổng kết thế giới cũ để đưa nhân loại vào một thế giới mới. Thế giới không còn thời gian. Thế giới vĩnh cửu. Thế giới không còn đau khổ. Thế giới hạnh phúc tràn đầy. Vì Chúa sẽ thiết lập một vươn quốc mới: vương quốc tình yêu. Cuộc xét xử chính là một cuộc tuyển lựa những công dân cho vương quốc mới. Vì là vương quốc tình yêu nên chỉ những ai có tình yêu mới được vào. Luật lệ trong vương quốc mới chỉ có một luật duy nhất: luật tình yêu. Việc cai trị cũng chỉ theo một nguyên tắc duy nhất: tình yêu. Chúa Giêsu trở thành Vua Tình Yêu.

Sự thật thứ bốn: đời này là cơ hội duy nhất. Thế giới mới và vương quốc mới không phải bất ngờ mà có, nhưng được xây dựng ngay từ đời này. Đời này tuy chóng qua nhưng là cơ hội để ta xây dựng vương quốc mới. Những ai có lòng yêu thương anh em, đặc biệt những anh em nghèo khổ, bé mọn, sẽ được tuyển chọn vào Nước Trời. Đời này ngắn ngủi nhưng lại là cơ hội duy nhất. Hết đời này sẽ không còn cơ hội nữa. Sẽ đi đến chung cuộc. Vì thế ta phải vội vàng mau mắn thực hành giới luật yêu thương, kẻo không kịp.

Với dụ ngôn ngày phán xét cuối cùng, Chúa Giêsu đã tỏ lộ cho ta hết những bí mật của vận mạng thế giới. Và chỉ vẽ cho ta con đường để được nhận vào Nước Chúa: thực hành yêu thương bằng những việc làm cụ thể. Cho người đói ăn. Cho người khát uống. Cho người rách rưới ăn mặc. Thăm viếng người đau yếu và kẻ tù đầy. Đây là những việc vừa tầm tay mọi người. Ai cũng có thể làm được. Ai cũng có điều kiện để làm.

Lạy Chúa Giêsu Vua Tình Yêu, xin cho con biết thực hành yêu thương, để được nhận vào Nước Chúa. Amen.


object width="1" height="1">

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

HỎA NGỤC




Tôi là một nữ tu, tên Faustina Kowalska, vâng theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, đến tham quan vực thẳm hỏa ngục để tôi có thể tường trình lại cho các linh hồn biết về nơi này và làm chứng nhân cho sự hiện hữu của hỏa ngục… Quỷ dữ đã oán ghét tôi tột cùng, nhưng chúng phải vâng lời tôi vì đó là mệnh lệnh của Chúa. 

Tất cả những gì tôi viết lại đây chỉ là một bóng mờ ảo so với những điều mà tôi đã được chứng kiến. Tôi nhận thấy một điều: đó là hầu hết những linh hồn đang ở đó đều là những người đã từng không tin là có hỏa ngục.” (Nhật ký số 741)

“Hôm nay, tôi được thiên thần dẫn đi cho nhìn thấy vực thẳm của hỏa ngục. Đây là chốn luyện hình rất đáng ghê sợ; nơi này rộng lớn và tràn ngập những cảnh tượng kinh hoàng! Những loại hình phạt tra tấn mà thôi đã nhìn thấy như:



Hình Phạt Đầu Tiên Mà Hỏa Ngục Tạo Ra Là:
- Sự mất Thiên Chúa hoàn toàn.

Thứ hai là:

- Sự dằn vặt hối hận của lương tâm.

Thứ ba là:
- Tình trạng của họ vĩnh viễn không thay đổi.


Thứ tư là:

- Ngọn lửa sẽ thiêu đốt linh hồn nhưng không tiêu hủy nó. Một sự đau đớn khủng khiếp vì đó là lửa thiêng liêng tinh tuyền, đốt cháy bởi cơn thịnh nộ của Chúa.

Hình phạt thứ năm là:

- Bóng tối triền miên vây bủa chung quanh và mùi hôi hám ngột ngạt rất kinh tởm, bất chấp bóng tối, quỷ dữ và những linh hồn bị đọa đày vẫn nhìn thấy nhau và thấy tất cả những điều nhơ nhớp, xấu xa của nhau và của chính họ.

Hình phạt thứ sáu là:

- Lúc nào quỷ Satan cũng ở kề bên.

Hình phạt thứ bảy là:
- Nỗi tuyệt vọng tột cùng, lòng căm hờn Thiên Chúa, họ thốt ra những lời nguyền rủa cực kỳ đê tiện, và phỉ báng.

Đó là những hình phạt đày đọa cực kỳ đau đớn, nhưng đó chưa phải là những nỗi đau đớn tột cùng.

Những sự đau đớn không ngôn ngữ diễn tả:
Có những hình phạt đặc biệt dành riêng cho nhiều linh hồn. Đây là những hình phạt thuộc về tri giác. Mỗi linh hồn phải trải qua sự hành hình và điều này tùy thuộc vào những tội mà họ đã gây ra (khi ở thế gian), những hình phạt rất kinh khủng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được.

Tôi tưởng mình đã chết
Có những hang động và những vực sâu tra tấn và những nơi mà những hình thức đau đớn cùng cực khác biệt nhau. Nếu không có Thiên Chúa nâng đỡ cho tôi, thì tôi đã chết khi phải đối diện với những hình ảnh tra tấn này.

Không ai có thể khẳng định là không có hỏa ngục
Hãy kể cho những ai phạm tội biết họ sẽ vĩnh viễn chịu sự hành hạ, tra tấn bởi những tội mà họ đã thường xuyên gây ra. 
Mệnh lệnh của Chúa là muốn tôi viết lại những điều này, để không một linh hồn nào có thể bào chữa và khẳng định là không có hỏa ngục hoặc cho là chưa bao giờ có ai đã đến đó, vì thế không ai có thể tuyên bố đã biết hỏa ngục là như thế nào… Thật là ghê gớm cho những linh hồn phải chịu sự hành hạ đau đớn tại đó! Vì thế, tôi đã cầu nguyện bằng tất cả lòng nhiệt thành để những linh hồn tội lỗi biết ăn năn thống hối. 

Tôi không ngừng kêu nài lòng thương xót của Chúa đổ tràn trên họ. 
Lạy Chúa Giêsu, con thà phải chịu trải qua sự đau đớn cho đến ngày tận thế, ngay cả giữa những đau khổ nhất, còn hơn là xúc phạm đến Ngài dù là tội rất nhẹ.” (Nhật Ký số 741)

Nữ Tu Faustina Kowalska


KINH LẠY CHA PHẠT TẠ CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN





Hai tia sáng biểu hiệu cho Máu và Nước.

Tia sáng nhạt là biểu hiệu của Nước, để làm cho các linh hồn nên công chính. 
Tia sáng đỏ là biểu hiệu của Máu, để ban sự sống cho các linh hồn... 
Hai tia sáng này phát xuất từ những thẳm sâu nhất của tình thương êm ái Cha, lúc mà Trái Tim đau thương của Cha bị lưỡi đòng chọc mở ra trên cây Thánh Giá.
Thánh nữ Mechtilde (1241-1299) người Đức. Thánh nữ được đặc ân trông thấy CHÚA GIÊSU hiện ra nhiều lần. 
Và một trong những lần hiện ra ấy, CHÚA GIÊSU đã dạy cho chị Kinh Lạy CHA cầu cho các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình. 

Sau đó, cứ mỗi lần đọc Kinh Lạy CHA này, thánh nữ Mechtilde trông thấy đông đảo các Linh Hồn trong Luyện Ngục được Chúa rước về Trời.

Lạy CHA chúng con ở trên Trời. 
Con cầu xin CHA, lạy CHA Thiên Quốc, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không yêu mến CHA đủ, cũng không tôn vinh CHA cân xứng, đúng với địa vị CHA, Đấng vừa là Chúa vừa là CHA, đã vì lòng nhân lành mà nhận các Linh Hồn làm con của CHA. Trái lại, các Linh Hồn vì phạm tội mà xua đuổi CHA ra khỏi lòng họ, nơi mà CHA vẫn hằng mong muốn ở lại.

Để đền bù các lỗi phạm này, con xin dâng CHA tình yêu và lòng kính trọng mà Con CHA nhập thể, đã bày tỏ cùng CHA, suốt thời gian sống tại thế. Con cũng xin dâng CHA mọi việc hãm mình, mọi đền bù mà Con CHA đã làm và chính nhờ các việc lành này mà Con CHA tẩy xóa và chuộc đền các tội lỗi của loài người. Amen.

Chúng con nguyện danh CHA cả sáng
Con nài van CHA, lạy CHA Chí Lành, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Hình, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tôn vinh danh thánh CHA cách cân xứng. Các Linh Hồn đã nhiều lần gọi danh CHA cách bất cẩn và đã làm ô danh tên gọi Kitô hữu bằng đời sống bất xứng của mình.

Để đền bù tội lỗi các Linh Hồn đã phạm, con xin dâng lên CHA mọi danh dự mà Con Chí Ái CHA đã làm cho danh CHA được cả sáng, bằng lời nói và bằng việc làm, suốt trong thời gian tại thế của Con CHA. Amen.

Nước CHA trị đến.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tìm kiếm cũng không hề ước mong cho Nước CHA trị đến, ước mong với lòng nhiệt thành và chú tâm đến Nước CHA, là Nước duy nhất nơi được an nghỉ đến muôn đời.

Để đền bù cho sự hờ hững làm việc lành của các Linh Hồn, con xin dâng lên CHA niềm mong ước dạt dào của Con Chí Thánh CHA, Ngài không ngừng cầu mong cho các Linh Hồn trong Lửa Luyện Tội được mau mau vào hưởng hạnh phúc trong Nước của Ngài. Amen.

Ý CHA thể hiện dưới đất cũng như trên Trời. 
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn đặt ý muốn của họ dưới ý muốn của CHA; họ đã không chu toàn thánh ý CHA trong mọi sự và rất thường khi, họ chỉ sống và hành động theo ý muốn của họ mà thôi.

Để đền bù cho sự bất tuân của các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, con xin dâng lên CHA sự thuần thục hoàn hảo của Trái Tim đầy tình yêu của Con Chí Thánh CHA đối với thánh ý CHA và sự tuân phục sâu xa nhất mà Con CHA bày tỏ cùng CHA, khi Con CHA vâng phục CHA cho đến chết trên Thánh Giá. Amen.

Xin CHA cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
 Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Hình, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể với lòng ao ước đủ; các Linh Hồn cũng thường nhận lãnh Bí Tích này với sự lo ra chia trí và không có lòng mến, hay đôi lúc còn dám nhận lãnh cách bất xứng, hay tệ hại hơn nữa, đó là chểnh mãng trong việc nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể.
Để đền bù mọi tội lỗi trên đây mà các Linh Hồn đã vấp phạm, con xin dâng lên CHA sự thánh thiện cao cả và sự trầm mặc lớn lao của CHÚA GIÊSU KITÔ, Chúa chúng con, Con Chí Thánh CHA, cũng như tình yêu nhiệt thành mà qua đó, CHÚA GIÊSU đã ban cho chúng con hồng ân khôn sánh này là bí tích Thánh Thể. Amen.

Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con.
 Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội vì đã vấp ngã phạm bảy mối tội đầu, cũng như không muốn yêu thương, cũng chẳng tha thứ cho kẻ thù của mình.

Để đền bù cho mọi tội lỗi trên đây, con xin dâng lên CHA lời kinh đượm đầy tình yêu mà Con Chí Thánh CHA đã thân thưa cùng CHA, xin CHA thứ tha cho kẻ thù của Ngài, lúc Ngài bị đóng đinh trên Thánh Giá. Amen.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. 
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì, rất thường khi các Linh Hồn đã không chống trả lại các cơn cám dỗ và các dục tình, nhưng đã đi theo kẻ thù của điều lành và đã chìu theo các quyến rũ của xác thịt. Để đền bù cho các tội lỗi trên đây dưới mọi hình thức mà các Linh Hồn nơi Luyện Ngục đã phạm, con xin dâng lên CHA chiến thắng vinh quang mà Chúa GIÊSU KITÔ Chúa chúng con đã chiến thắng trên thế giới này, cũng như đời sống rất thánh thiện, việc làm và những lao cực, sự đau khổ và cái chết nhục nhã của Ngài. Amen.

Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ
 Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA hãy giải thoát chúng con khỏi mọi biến loạn, nhờ công nghiệp của Con Chí Ái CHA và xin dẫn đưa chúng con, cũng như dẫn đưa các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình vào trong Nước CHA, Nước của vinh quang vĩnh cửu, giống y như CHA vậy. Amen.


Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

CỘNG ĐOÀN KITÔ GIÁO





Những luật sống chung trong Giáo Hội trong cộng đoàn Kitô giáo đều nhắm đến là làm cho
Đức Ái được mọi người tôn trọng.
Chúa Giêsu chỉ dẫn cho chúng ta cách thức phải giữ trong trường hợp có tranh chấp.
 Công việc đầu tiên phải làm là tạo sự gặp gỡ, giữa cá nhân và cá nhân trong ước muốn tìm hiểu nhau hơn.
 Có hai trường hợp có thể xảy ra, dựa trên ý nghĩa của câu nói: 

“Nếu người anh em của con phạm tội”. 
Theo nghĩa đầu tiên thì hễ người nào phạm đến Thiên Chúa cách tỏ tường, trong trường hợp này, phải bắt đầu bằng cách giữ kín điều lầm lỗi mà mình biết được, rồi với thái độ thông cảm, tìm cách đưa người anh em ra khỏi chỗ lầm lạc. 

Theo nghĩa thứ hai, hễ người nào đó có lỗi với chúng ta, tức là làm hại đến chúng ta, lúc đó phải tìm cách giúp người anh em có lỗi hiểu rõ sự thiệt hại đã gây ra cho chúng ta, rồi không làm nữa.

 Nếu công việc đầu tiên ấy tỏ ra không có kết quả, lúc đó người ta mới chạy tới cộng đoàn để xin sửa trị kẻ lầm lỗi. Và nếu lúc đó kẻ ấy cũng không sửa mình, ta vẫn không có quyền khai trừ, không cầu nguyện và không tha thứ cho kẻ ấy, nhưng ta có cớ để cắt đứt ít nhiều mối tương quan thuộc phạm vi xã hội.

                                      

Giáo Hội chỉ có thể làm được điều này nhờ những người có trách nhiệm. Người ta có quyền đi từ Giáo Hội, quan niệm dưới khía cạnh quyền bính, đến con người của các vị thủ lãnh. 

Trong Giáo Hội toàn thể các tín hữu sống Đức tin, nhưng do ý muốn của Chúa Kitô, cũng có những người mang trách nhiệm giáo dục đức tin và giúp kẻ khác thực hành đức tin cách trung thành. 

 Đó là các tông đồ với vị thủ lãnh là Phêrô. 

Ngày nay ta có các giám mục và vị thủ lãnh là Đức Giáo Hoàng. Ở điểm này, một đoạn khác trong Tin Mừng Matthêu có nói rõ về vai trò nổi bật của Phêrô và qua đó vai trò của Đức Giáo Hoàng 

"Thầy bảo cho anh biết;anh là Phêrô,nghĩa là Tảng Đá,trên tảng đá nầy.Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa nước Trời ;dưới đất anh cầm buộc điều gì ,trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ,dưới đất anh tháo cỡi điều gì , trên trời cũng sẽ tháo cỡi như vậy"
(Mt 16,18-19). 

Phêrô xưa vốn là Giám mục của giáo phận La mã. 
Đức Giám mục của La mã đích thân là người kế vị của Phêrô. Người tiếp tục giữ quyền hành và chức vụ của Phêrô. Các vị tông đồ khác lập thành Giám mục đoàn đầu tiên, mặc dầu không được cơ cấu hóa nhưng là có thực.

 Ngày nay các vị Giám mục là những người kế vị tập thể các tông đồ với các quyền hạn và chức vụ của các ngài.
 Do ý muốn của Chúa Kitô, Phêrô có quyền trên toàn thể các tông đồ.
 Cũng thế, Đức Giáo Hoàng ngày nay cũng có quyền trên đoàn thể các Giám mục. Cái quyền ấy nằm trong địa vị nổi bật đối với cá nhân Người và cũng là quyền quyết định trong việc chia sẽ một công việc chính yếu là cai quản Cộng đoàn của Giáo Hội.

                                     

Cộng đoàn Kitô giáo luôn sống trung thành với đức tin và đức ái lôi kéo sự hiện diện của Chúa Kitô.
Khi các Kitô hữu, dầu là ít ỏi và nếu chỉ có hai người đi nữa, mà tụ họp với nhau nhân danh Đức Giêsu thì Người ở giữa họ. 

Điều ấy có nghĩa là, khi chỉ có hai người công giáo với nhau, và nếu họ biết sống trong đức tin và đức ái, họ sẽ làm thành một tế bào của giáo hội. 

Không biết người ta có thấy được tầm quan trọng của điều này trong đời sống gia đình, lúc hội họp anh chị em trong những hoạt động chung để mở rộng Nước Chúa? 

Một nhận xét quan trọng: lẽ dĩ nhiên là một tế bào của Giáo Hội chỉ có giá trị khi giữ được liên lạc và đoàn kết với Giáo Hội phổ quát một cách mật thiết.



THÁNG 11.MÙA KINH THƯƠNG NHỚ CÁC LINH HỒN




                           Xin bấm vào đây

Giáo Hội Công Giáo, từ thời các Thánh Tông Đồ đã khuyến khích việc tang chế và cầu nguyện trong 30 ngày cho người quá vãng. Đó là gốc tích tháng các Đẳng Linh Hồn.

Suốt trong tháng 11, tâm tình của toàn thể Giáo Hội nhớ đến bậc tổ tiên, những người đã khuất bóng trên cõi đời nầy, những vị đã về Nhà Cha..
 Thánh Phaolô Tông đồ đã trao sứ điệp của niềm hy vọng khi ngài viết cho tín hữu Thesalônica:
"Vì nếu chúng ta tin rằng, Đức Kitô đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an nghĩ trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Kitô.
Như thế, việc tưởng nhớ người thân yêu đã qua đời cũng chuẩn bị cho chúng ta nhớ đến quê trời và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa: Người là Chúa kẻ sống và cũng là Chúa của những người đã chết.


Sự sống mà sau khi chúng ta từ biệt ngôi nhà thân xác bụi đất nầy, thì chỉ có nơi Thiên Chúa, Thiên Chúa Tình Yêu làm cho con người trở nên bất tử và vĩnh cữu cả đời nầy lẫn đời sau. 
Đời nầy, con người sống trong tình yêu: tha thứ, khoan dung, nhân hậu... thì đời sau, khi bước qua ngưỡng cửa sự chết, con người cũng sẽ ở trong tình yêu sung mãn, trong cung lòng của Đấng Tình Yêu.

Đáp lại ân sâu nghĩa nặng đối với bậc tiền nhân  ta hãy siêng năng tham dự Thánh lễ, cầu nguyện, hy sinh, cũng như quyết tâm sống xứng đáng với những công đức và di sản các vị để lại, và hãy cùng nhau xây dựng đời sống thánh thiện, xây dựng đức tin công giáo cho tình yêu gia tộc ngày thêm vững mạnh, thắm thiết, tình yêu tha nhân để đem lại cho nhau niềm hy vọng tin yêu vào cuộc sống .

Chúng ta cùng nhau thắp lên nén hương lòng trong Mùa Báo Hiếu, Mùa Tình Yêu Hiệp Thông nầy sẽ có ý nghĩa hơn bởi lòng thành kính đối với những Người đả khuất.
 Các linh hồn được thanh luyện để về Quê hương Vĩnh Hằng , các vị cầu nguyện và chờ đợi chúng ta trong niềm Hiệp thông.

Lời kinh Hiệp Thông trọn vẹn được đọc trong phụng vụ thánh lễ, 
" Nguyện xin của lễ hoà giải nầy đem lại bình an và cứu độ cho tất cả thế giới.
 Xin ban cho Hội Thánh Chúa trên đường lữ thứ trần gian được vững mạnh trong đức tin, đức mến, cùng với Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục chúng con và giáo sĩ khắp nơi và tất cả Dân riêng Chúa... 
Lạy Cha nhân từ, xin thương đoàn tụ mọi con cái Cha đang tản mác khắp nơi, xin thương cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đã qua đời, và tất cả những ai đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa, được vào Nước Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau tận hưởng vinh quang Chúa muôn đời..."

Lời kinh đẹp như một tình yêu huyền nhiệm.
Lời Tình Yêu Hiệp thông trong Đại Gia Đình Hội Thánh. 
Hội Thánh Khải Hoàn trên trời vui mừng.
Hội Thánh Lữ Hành trần gian tin tưởng, lớn lên.
Hội Thánh Luyện Hình hy vọng và chờ đợi.
Trong Tình yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh, Và Sống lại .

Lạy Chúa, chúng con mong chờ Ngày Chúa trở lại!
 Amen - Allêluia.
                           

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

AI BỀN ĐỖ ĐẾN CÙNG SẼ ĐƯỢC CỨU RỖI




 Các Thánh Tử Đạo Việt Nam .Các ngài là cha ông  đã từng sống trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này,  từng dấu chân của các ngài đã đặt trên các con đường trên khắp mọi miền đất nước.
 Nói chung, các ngài là những con người cũng có những tình cảm, những yếu đuối .
 Nhưng các ngài đã trung thành với ơn Chúa cho đến cùng, bất chấp mọi gian nan thử thách, bất chấp những dã man , và các ngài đã dùng cái chết của mình để nói với tất cả con cháu Việt Nam và toàn thể thế giới rằng: "Chỉ có Thiên Chúa là Đấng đáng được tôn thờ và yêu mến mà thôi".

 Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam .các con cháu hãy cùng chia vui với các ngài, vì những đau khổ chóng qua của đời này đã hết, số phận đời đời của các ngài đã được định đoạt. 
Các ngài hưởng nhan thánh Chúa đến muôn thuở muôn đời và không còn lo âu sợ hãi gì nữa, nhất là sợ mất Thiên Chúa. Vì từ nay Chúa chính là phần gia nghiệp của các ngài.
Các con cháu hãy chia vui với cha ông và cùng vui mừng với Giáo Hội Việt Nam yêu quí, vì đã có những người con ưu tú đang sống trọn vẹn niềm vui, sự an bình và sung mãn của Nước Trời.

Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ta cũng đừng quên cầu xin Chúa cho Giáo Hội, nhất là cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta. Bởi vì hầu như bất cứ ở đâu và thời nào, Giáo Hội cũng luôn luôn bị bắt bớ và bị bách hại và những người con trung thành của Giáo Hội vẫn luôn chịu tử đạo. 
Nhất là ngày nay, sự tử đạo dần mòn vì bị áp đảo tinh thần. Lý do là vì những đường lối hướng dẫn của Giáo Hội trong mọi lãnh vực của đời sống con người luôn là ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa, luôn bênh vực cho những quyền căn bản của con người, để giúp tất cả mọi người không phân biệt màu da ngôn ngữ, văn hoá, chủng tộc... luôn sống đúng nhân phẩm của mình trong thế giới này, hầu chu toàn bổn phận làm con cái của Chúa.

Nhưng một thực tại không chối cãi được nơi trần gian này mà thánh Gioan đã ghi ngay trong những câu đầu Phúc âm của ngài: "Ánh Sáng chiếu trong bóng tối, nhưng bóng tối không chịu tiếp nhận ánh Sáng". 
Và chính Chúa Giêsu,  cũng đã quả quyết: "Ai thích làm những điều ám muội trong bóng tối thì ghét ánh Sáng". 

Cho nên hầu như lúc nào lực lượng của bóng tối cũng tìm đủ mọi lý do để phủ nhận ánh sáng bằng cách nhân danh một nền văn hoá, nhân danh một cá nhân, một bè đảng trần thế, nhân danh một ý thức hệ để loại trừ Giáo Hội.

Mọi người Kitô hữu hãy cầu nguyện cho Giáo Hội luôn vững tin vào Thiên Chúa và luôn nhớ rằng, chính Chúa Giêsu,đã nói với Simon tức là Phêrô  "Này con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng nổi. 
Chúng ta hãy cầu xin cho những người con của Giáo Hội biết trung thành bền vững đi trong ánh sáng và hướng dẫn người khác luôn tiến bước trong ánh sáng của Giáo Hội. 
Đừng bao giờ hùa theo sức mạnh của bóng tối, đừng chạy theo cặn bã phù vân để bách hại Giáo Hội là Mẹ của mình.

Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, có một điều làm chúng ta an ủi là Giáo Hội vẫn trường tồn và phát triển qua bao nhiêu bách hại. Mặc dù các đế quốc quyết tâm tiêu diệt Giáo Hội, nhưng họ đã bị sụp đổ, các cá nhân vì những quyền lợi riêng tư đã thù ghét đàn áp Giáo Hội, nay đã nằm yên trong lòng đất lạnh và không còn ai nhắc đến nữa. Gần đây, các thế lực vô thần độc tài bài trừ Giáo Hội một cách khoa học và tinh vi cũng đã tan tành bể vụn ra từng mảnh .


   "Ai gieo trong lệ sầu. Sẽ gặt trong hân hoan."


Vì thế, chúng ta hãy cầu xin cho Giáo Hội Việt Nam luôn đem hạt giống Tin Mừng chôn vùi trong lòng đất, nhưng không phải để mục nát thối rữa, mà là để nảy mầm tươi tốt trong lòng Giáo Hội.

Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam , mỗi người tín hữu hãy cầu nguyện cho chính bản thân và cho gia đình của mình, nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
 Xin cho mỗi người, mỗi gia đình biết noi gương các thánh luôn trung thành yêu mến Chúa, sống đời đạo đức gương mẫu .

Thật là đau khổ biết bao nhiêu khi  thấy người thân yêu sẽ không cùng với  ta để hưởng hạnh phúc đời đời trong Nước Thiên Chúa, mà phải trầm luân  trong chốn tối tăm.

Mọi người tín hữu hãy cầu nguyện cho nhau và luôn luôn khuyến khích, hướng dẫn nhau giữ đạo cho tử tế, tôn thờ và yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn .hết trí khôn để một ngày sau hết cùng với các thánh ca khen danh Chúa mãi mãi muôn đời. Amen.