LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH TÊRÊSA Ở LISIEUX (PHÁP )






Edgard Maxence vẽ hai bức tranh này trong năm 1932. Ngay sau đó, cả hai, đã được chính phủ Pháp mua và đưa về trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Paris. Một thời gian ngắn sau, cả hai, được chuyển nhượng cho bảo tàng Luxembourg, Paris, và ở đó cho đến năm 1949. Từ 1949 đến 2010, cả hai lại được chuyển nhượng cho bảo tàng Saint-Nazaire.


Việc các nhà quản lý ở bảo tàng Orsay thiết tha muốn có hai bức tranh này, được giải thích như sau:

Một, họa sĩ Edgard Maxence, càng ngày, càng được nhìn nhận như một đại diện tiêu biểu của nền hội họa Hàn Lâm Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – một vị thế mà trong nhãn quan Hiện đại chủ nghĩa, cả một thời gian dài, người ta đã muốn loại trừ…

Hai, cả hai bức tranh đều thật đẹp. Một vẻ đẹp dung dị và thánh thiện. Đó là sự dung hòa hoàn hảo giữa phong cách Tiền-Raphael yêu chuộng sự duyên dáng, tao nhã và mang tính hình thức với sự thành kính hướng đến vẻ đẹp cao cả, nghiêm nghị của nghệ thuật Công giáo đầu thời Phục hưng…

Ba, đây là hai tuyệt tác nghệ thuật hiếm hoi về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Nghệ thuật phương Tây từ nửa sau thế kỷ XIX không còn sốt sắng với các hình tượng Thánh như xưa. Sự hiếm hoi này, đã khiến cho hai tác phẩm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu của Edgard Maxence trở nên đặc biệt quý giá, có sức lôi cuốn lớn đối với đại chúng. Sự có mặt của chúng, được hy vọng, là sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của bảo tàng Orsay.


Dường như, các nhà quản lý ở bảo tàng Orsay đã đúng. Chỉ trong vòng một năm kể từ khi đón tranh về bảo tàng, hàng triệu ấn phẩm in dập nổi từ bức tranh thứ hai đã được bán hết. Dưới đây là ảnh phiên bản đó:





Về bức tranh thứ nhất - đặc tả chân dung Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu - với người xem bình thường, có vẻ như là một bức tranh dang dở, hay chỉ như là phác thảo cho bức tranh thứ hai. Tuy nhiên, với các nhà phê bình, và người trong giới mỹ thuật nói chung, đây là một tác phẩm thực sự đặc sắc.





Sự “buông bỏ”, để nguyên những vệt màu xao động ở phần thể hiện khăn choàng đầu và cổ, dường như được tiếp thu từ các họa sĩ Ấn tương. Nó làm cho cái vẻ đẹp sáng láng và thuần khiết nơi chân dung vị Thánh như đang lan tỏa, và cả bức tranh trở nên lấp lánh, sinh động…


Bức tranh thứ hai, có cấu trúc hình diện của một bức “tranh thờ” điển hình - vừa dễ hiểu vừa nghiêm nghị. Nhưng thêm một lần nữa, chính phần chân dung đã làm cho tác phẩm có một trữ lượng cảm xúc hết sức khó tả…





Chân dung Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong bức tranh thứ hai


Một giám tuyển (Art Curator) ở bảo tàng Orsay, trong lần đầu tiên giới thiệu tác phẩm với công chúng, đã nói: “Bức chân dung vừa rất thực vừa toát lên một vẻ đẹp siêu thoát lạ thường. Đây quả thực là hình ảnh của một vị Thánh mà bằng tình yêu và sự hy sinh của mình đã hóan cải các linh hồn!”…


*

Thêm nữa, khi nói về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, không thể không nói đến Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux (Basilique Sainte-Thérèse de Lisieux), một công trình kiến trúc Công giáo được xem là lớn nhất ở thế kỷ 20.





Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux, được bắt đầu xây dựng vào năm 1929 và mãi đến năm 1954 mới chính thức hoàn thành. Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ (có sức chứa đến 4.000 người) theo phong cách La Mã, Byzantine, được cho là lấy cảm hứng từ Vương cung Thánh đường Sacré-Coeur nổi tiếng được xây dựng trước đó mấy mươi năm (1875-1814), ở Paris.


Dự án xây dựng Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa này, được đưa ra bởi các Giám mục Bayeux, Lisieux, Lemonnier, và được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Piô XI. Gần như cả thế giới Công giáo đã đóng góp tiền bạc và công sức để thực hiện công trình.


Tác giả của Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux là các kiến trúc sư: Louis Marie Cordonnier (1854-1940), Louis-Stanislas Cordonnier (1884-1960), điêu khắc gia Robert Coin (1901 - 2007) và họa sĩ Pierre Gaudin (1908-1973) - những tên tuổi nổi tiếng ở Pháp đương thời.


Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux có hình dáng như một cây thánh giá Latinh đặt nằm với mái vòm cong ở giữa. Kiến trúc này cho phép loại bỏ các cột chống phụ giúp thông thoáng ở mọi góc nhìn, và giảm nhẹ trọng lượng trần khiến cho việc trổ những khung cửa kính từ trên cao đón ánh sáng tự nhiên trở nên dễ dàng hơn… Gần như hầu hết phần nội thất của Vương cung thánh đường được phủ kín bởi những bức tranh và những họa tiết trang trí bằng đá mài có màu sắc rực rỡ…

Qua những hình ảnh minh họa dưới đây, có lẽ, tôi không cần phải mô tả thêm về vẻ đẹp kỳ vĩ và linh thiêng của Vương cung thánh đường này nữa.











Điểm đặt biệt nơi Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux là sự có mặt của những gian thờ đại diện cho 18 quốc gia sùng kính Thánh Têrêsa đặt ở hai bên cánh ngang. 18 quốc gia này gồm có: Mexico, Tây Ban Nha, Ý, Ukraine, Chile, Brazil, Argentina, Bồ Đào Nha, Mỹ, Colombia, Anh, Scotland, Đức, Cuba, Ireland, Canada, Bỉ, Ba Lan. Đây chính là những quốc gia đã đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Vương cung thánh đường…


Tầng hầm có chiều cao đến 37m bên dưới Vương cung thánh đường được xem là không gian đặc biệt nhất. Đây là nơi dành riêng cho việc tôn kính Thánh Têrêsa.





Tầng hầm này, được trang trí bằng đá cẩm thạch với những bức tranh đá mài kể lại cuộc đời và công nghiệp của vị Thánh.


Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, tầng hầm Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa là nơi “trú ẩn an toàn nhất” đối với cư dân ở Lisieux. Cùng với sự nổi tiếng ngày càng gia tăng của vị Thánh trẻ, Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux, ngay sau khi hoàn thành, đã trở thành điểm hành hương lớn thứ hai ở Pháp, chỉ sau Lourdes (một trung tâm hành hương nổi tiếng “thiêng liêng” nằm trong vùng hành chính Midi-Pyrénées, thuộc tỉnh Hautes-Pyrénées, miền tây nam nước Pháp - tham khảo thêm:http://vi.wikipedia.org/wiki/Lourdes). Ngày nay, mỗi năm, trung bình có hơn hai triệu du khách đến thăm Vương cung thánh đường…

THÁNH NỮ TÊRÊSA HÀI ÐỒNG GIÊSU ( 1 tháng 10 )



                   THÁNH NỮ TÊRÊSA HÀI ÐỒNG GIÊSU
                                        (1873 – 1897)
                 Tiến sĩ thứ 33, Nữ Tiến sĩ thứ 3 của Hội Thánh

Ngày 19-10-1997, trong Thánh Lễ trọng cử hành tại công trường Thánh Phêrô ở Roma, trước sự tham dự của hàng trăm ngàn tín hữu từ khắp năm châu đổ về, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã long trọng tôn vinh Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là Tiến Sĩ Hội Thánh.

Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh, Quan Thầy các Xứ Truyền Giáo, là tấm gương sáng ngời cho giới trẻ hôm nay đi vào thực hành truyền giáo bằng sống đạo trong chính đời sống mình

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II xác quyết: “Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là vị Thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh, song con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nhất nơi Ngài. Cảm nhận đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân quả thực sâu rộng khiến Ngài xứng đáng chen vai thích cánh cùng các bậc thầy lừng danh về tu đức của Giáo Hội Công Giáo.

Têrêsa gọi tên chính là Maria Phanxica Têrêsa Martin, sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. Tên “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu” là tên khấn Dòng. Chị cũng còn gọi là Têrêsa thành Lisieux vì Chị tu ở Dòng Carmêlô thành Lisieux, nước Pháp. Têrêsa mồ côi mẹ từ khi tuổi chưa lên bốn, được thân phụ là ông Louis Martin săn sóc giáo dục chu đáo.

Dù ở tuổi vị thành niên chưa được phép tu Dòng, Têrêsa đã được chính Ðức Giáo Hoàng ban cho đặc ân miễn tuổi để được vào Dòng Carmêlô. Năm 1887, ông Martin Guérin cùng với hai cô gái út là Cêcilia và Têrêsa ghi danh tham gia đoàn hành hương Pháp sang Rôma mừng lễ kỹ niệm 50 năm Linh Mục (1837-1887) của Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII.

 Phái đoàn Giáo Phận Nantes trong đó có ông Guérin và hai cô gái út do Ðức Cha Hugonin dẫn đầu và Cha Chính Révérony tháp tùng. Cêcilia 18 tuổi, Têrêsa 15 tuổi, là hai thành viên nhỏ nhất của giáo đoàn Pháp. Các giáo đoàn đều được Ðức Thánh Cha cho triều yết. Các thành viên được phép đến từng người quỳ gối hôn nhẫn và nhận phép lành của Ðức Thánh Cha, nhưng mọi người được yêu cầu là không nên trình thưa gì với Ngài vì Ðức Thánh Cha rất yếu mệt và thời giờ dành cho mỗi phái đoàn cũng rất giới hạn. Têrêsa ấp ủ trong lòng một nguyện vọng, là xin Ðức Thánh Cha đồng ý cho mình được vào Dòng Kín ngay ở tuổi 15 này, vì Têrêsa đã mấy lần xin vào tu dòng này đều bị từ chối vì lý do chưa đủ tuổi quy định.

 Nhân cơ hội đến nhận phép lành, Têrêsa đánh bạo xin Ðức Thánh Cha ban cho ân huệ duy nhất ấy. Ðức Thánh Cha Lêô XIII bỡ ngỡ quay sang Cha Chính Révérony dò ý. (Lúc đó Ðức Cha Hugonin bận việc khác, nên Cha Chính Révesrony thay thế cầm đầu phái đoàn) . Cha Chính trình bày vắn tắt sự việc.

 Ðức Thánh Cha bèn phán bảo Têrêsa: “Các đấng Bề Trên định sao, hãy vâng theo vậy”. Têrêsa vẫn van nài : “Cúi lạy Ðức Thánh Cha, nhân mừng lễ vàng linh mục của Ðức Thánh Cha hôm nay, con chỉ van xin Ðức Thánh Cha ban cho con một ân huệ duy nhất là cho con được vào tu Dòng Kín Carmêlô ngay năm này”.

 Ðức Thánh Cha bèn đáp: “Nếu quả đó là điều Chúa muốn, Cha cho phép”.
Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần ngày 30-9-1897. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, cũng chính Ðức Piô XI tôn vinh Thánh Nữ làm Quan Thày các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo.

 72 năm về trước, Giáo Hội đã công nhận thành quả truyền giáo thật sự của một nữ tu kín chưa hề rảo bước bôn ba đi đây đó để rao giảng Tin Mừng khắp muôn dân như một nhà truyền giáo đích thực. Thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu vốn chỉ là một thiếu nữ mọn hèn với một nếp sống vô cùng bình dị, chưa làm điều gì trổi vượt dưới mắt người đời.

 Song “đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”: Yêu mến Chúa, rồi từ Chúa yêu thương các nhà truyền giáo và các xứ truyền giáo. Ðích nhắm trong lời cầu nguyện của Thánh nữ Têrêsa là các nhà truyền giáo và các xứ truyền giáo. Những nhọc nhằn, đau đớn dù là nhỏ nhặt nhất từ tâm thần đến thể xác, Thánh nhân đều âm thầm chịu đựng tất cả, dâng lên Chúa mọi điều khốn khó để cầu cho hạt giống Phúc Âm do các nhà truyền giáo gieo vãi được đâm chồi nẩy lộc khắp thế giới.
 Làm việc truyền giáo trong bốn bức tường, truyền giáo bằng cầu nguyện, bằng những việc hy sinh hãm mình, Têrêsa gọi đó là “những bông hồng nhỏ” dâng lên Chúa Giêsu Hài Ðồng cho lương dân các xứ truyền giáo sớm nhận biết Chúa.

( Xin xem bài 2 .Tranh về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Vương cung thánh đường Thánh Têrêsa ở Lisieux )










Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

HỎA NGỤC Ở ĐÂU





Nếu Thiên Đàng là nơi dành cho những ai , khi sống trên trần gian này, đã quyết tâm đi tìm Chúa và sống theo đường lối của Người, để xa lãnh mọi sự dữ, sự tội và bước đi theo Chúa Kitô, là : “Con đường là Sự thật và sự Sống” ( Ga 14: 6) thì hỏa ngục phải là nơi dành cho những kẻ đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúa để sống theo ý muốn của mình , và buông mình theo những quyến rũ của ma quỉ và thế gian để làm những sự dữ như giết người, cướp của , và dâm ô thác loạn mà không hề biết ăn năn sám hối và từ bỏ nếp sống tội lỗi.
                 Thánh Kinh nói về hỏa ngục 
Khi đến trần gian rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Giêsu cũng đã nói đến hỏa ngục và hình phạt ở nơi này như sau:

“ Nếu mắt ngươi làm cớ cho ngươi sa ngã, thì móc nó đi; thà chột một mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, nơi giòi bọ không hề chết, lửa không hề tắt.” ( Mc 9: 47-48

“ anh em đừng sợ những kẻ giết chết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn , anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục ( Mt 10: 28; Lc 11: 4-5)

        Giáo lý của Giáo Hội nói về Hỏa ngục
Giáo lý của Giáo Hội nói rõ hỏa ngục là “ nơi này dành cho những ai- cho đến lúc chết- vẫn từ chối tin và trở lại. Đó là nơi cả hồn lẫn xác sẽ bị hư mất . Và danh từ “ hỏa ngục “ được dùng để chỉ tình trạng ly khai chung cuộc khỏi mọi hiệp thông với Thiên Chúa và các Thánh ở trên Trời”, ( x. SGLGHCG số 633, 1033).

“ linh hồn của những người chết trong tình trạng đang có tội trọng, sẽ lập tức xuống hỏa ngục, lửa vĩnh viễn.” ( x. SGLGHCG số 1035)

     Hỏa ngục đang ở ngay trên trần gian này ?
Nhìn vào thực trạng sống của con người ở khắp nơi trong thế giới vô luân tục hóa ngày nay, chúng ta có thể thấy rõ hỏa ngục đang có mặt ở những nơi sau đây:

1- Buôn người, Mãi dâm và ấu dâm

Mãi dâm thì đã có từ khi có con người trên trần thế này.Nhưng buôn bán phụ nữ cho nô lê tình dục và ấu dâm thì mới có trong thời đại vô luân tục hóa ngày nay

Thật vậy, ở khắp nơi đang có những kẻ đi tìm thú vui xác thit nơi các trẻ em còn thơ dại và nơi những phụ nữ bị lừa dối ,dụ dỗ cho đi làm có lương , nhưng thực tế là để làm nô lệ tình dục do bọn ma cô và tú bà khai thác để làm tiền trên thân xác và tinh thần đau khổ của các nạn nhân. . Đây là tội ác vô cùng ..... đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Và Việt Nam, là một trong những nguồn cung cấp trẻ em và phụ nữ cho hoạt động đầy tội ác này.


Điều đáng buồn hơn nữa là có những cha mẹ đã mất hết lương tri, và bản chất con người ( human nature) nên đã lạm dụng tình dục với chính con cái của mình. Tệ hại hơn nữa là có những người cha đã hiếp dâm con gái của mình  rồi bán chúng cho bọn buôn người đem đi bán lại cho bọn ma cô, tú bà đang hành nghề “ấu dâm” ở trong và ngoài nước; theo như tin cho biết của một linh mục đang dấn thân lo cứu giúp các trẻ em nạn nhân này.

Như thế, tất cả cha mẹ liên hệ, bọn ma cô buôn người và các kẻ đi tìm thú vui tội lỗi trên, đều đang sống trong hỏa ngục do chính chúng tạo ra ngay ở trên trần gian này, chứ không cần phải đợi đến chết mới được xuống hỏa ngục để bị thiêu đốt đời đời. 

Tội lỗi của bọn này thật ghê sợ vì không những chúng tạo hỏa ngục cho chúng, mà còn mang hỏa ngục đó đến cho các nạn nhân đáng thương, là những trẻ thơ còn trong trắng, nhưng đã bất hạnh sa vào cạm bẫy tội lỗi của chúng, khiến thể xác bị thương tật và tinh thần bị trấn thương nặng . Đây là tội ác chỉ có trong thời đại vô luân vô đạo hiên nay mà thôi. Và những kẻ đang làm sự dữ này đã phỉ nhổ vào mọi niềm tin và chỉ có Thiên Chúa là Đấng đầy yêu thương, nhưng chê ghét mọi tội lỗi và sự dữ.

Cho nên, chúng xứng đáng để nghe lời chúc dữ sau đây của Chúa Giêsu :

“ Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã. Những khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn này vấp ngã.” ( Lc 17: 1-2)

Thánh Phaolô cũng lên án như sau :

“ Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ : đó là dâm bôn ô uế, phóng đãng …và những điều khác giống như vậy. Tôi báo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo : những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa.” ( Gl 5: 19-21)

Những sự dữ mà bọn người nói trên đang làm là một tội vô cùng lớn lao, vì nó đi ngược lại hoàn toàn với bản chất thánh thiện , trọn tốt trọn lành của Thiên Chúa, và chỉ thích hợp với bản chất của ma quỷ, tức bè lũ Sa tăng, kẻ thù của Thiên Chúa, của các Thánh, các Thiên Thần trên Trời 

     Nhưng tại sao lại có loại hỏa ngục này ?
Phải chăng vì môi trường xã hội đã quá hư thối không còn chất luân lý, đạo đức nào , hoặc vì tự do quá trớn và luật pháp có nhiều khe hở , đã làm phát sinh những thảm họa như trên.

2- Nạn bất công, bóc lột và hà hiếp người thấp cổ bé miệng:

Thiên Chúa là sự công bằng, chính trực tuyết đối, nên ai bất công, bóc lột sức lao động và tiền bạc của người khác là xúc pham đến sự công bằng của Chúa.

3- khủng bố vì cuồng tin tôn giáo và tham vọng chính trị:

Thế giới đang sống trong đe dọa của khủng bố , vì bọn cuồng tín tôn giáo muốn độc tôn giáo phái của mình, nên tìm mọi cách để triệt hạ tôn giáo khác bằng hành động khủng bố, bắt cóc, giết người và đốt phá cơ sở thờ phượng của các tôn giáo khác. Đây là tai họa đang xảy ra cho các Kitô hữu  thuộc các Giáo hội ở các nước Iraq, Iran, Ai Cập, Syria ,Lybia , Sudan... cho các Kitô hữu thiểu số ở các nước có đông Hồi giáo nói trên phải khốn khổ vì bị bách hại bởi những kẻ cuồng tín muốn tiêu diệt Kitô Giáo để độc quyền thống trị cả về tôn giáo lẫn chính trị. 

Đây là hỏa ngục mà bọn cuồng tín kia đang gây ra cho những người mà chúng coi là kẻ thù phải thanh toán, để chúng được độc tôn truyền bá tôn giáo và tham vọng chính trị của chúng .

Đây là hỏa ngục do chúng tạo ra cho người khác , vì không một Thượng Đế nào-mà những kẻ cuồng tín kia muốn nhân danh-, lại có thể chấp nhận được chủ trương bạo động để tiêu diệt các tôn giáo khác, như bọn chúng đang làm và gây đau khổ cho biết bao gia đình Kitô hữu các nước

Tóm lại, trong thế giới tục hóa, vô luân ngày nay, con người đã tạo hỏa ngục ở nhiều nơi cho chính mình và cho người khác, nếu chẳng may sa vào vòng tay tội lỗi của họ.
 Dù họ có niềm tin hay không, nhưng cách sống của họ chắc chắn đã vô tình nói lên khát vọng muốn được thiêu đốt đời đời trong một nơi gọi là hỏa ngục. Và chắc chắn phải có nơi này, vì tội ác của những kẻ đang làm những sự dữ nói trên sẽ dẫn đưa chúng cuối cùng phải dừng chân ở chốn này, để được thiêu đốt cho xứng với những sự dữ mà chúng đang làm là bọn cuồng tín tôn giáo và độc tài chính trị.

Chúng ta cùng tha thiết cầu nguyện cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô để xin Chúa sớm phá tan những sự dữ nói trên, hầu cho con người ở khắp nơi, trong gia đình Công Giáo được sống trong lành mạnh, an bình, tự do và nhân ái để phát huy mọi giá trị tinh thần và đạo đức, xứng đáng với nhân phẩm và phù hợp với niềm tin có Thiên Chúa là Đấng tối cao chê ghét mọi tội lỗi và sự dữ do ma quỷ xúi dục và con ngưởi mất lương tri đang tích cực cộng tác ở khắp nơi trên thế giới phi nhân và phi luân này. Tạ ơn Chúa.

                              Ngày 26/9/2014 12h30







Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN .A



Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã đưa ra hai hạng người 
tốt - xấu ,thật - giả , qua hình ảnh trong dụ ngôn: “Hai người con”, để nhằm giúp cho mọi Kitô hữu chúng ta hiểu rằng.
 Giá trị đích thực nơi con người không phải ở chỗ nói nhiều, nhưng là thi hành đúng.
 Giá trị đích thực nơi con người không phải ở chỗ nịnh hót, mà là toàn bộ đời sống của người đó có lời chân thật hay không.


Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy trở về đường ngay nẻo chính để được hạnh phúc, bằng không sẽ phải chết trong sự thất vọng: 
                                
“Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính vì điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình”
                                     (Ed 18, 26-27).
Lời Chúa hôm nay còn mời gọi mọi người chúng ta cần loại bỏ tư tưởng đạo đức giả hình và đừng cho rằng tôi là người đạo đức và tôi là người công chính, rồi sống trong sự tự mãn, kiêu căng .

Lời Chúa hôm nay còn mời gọi chúng ta củng đừng mang danh là Kitô hữu nhưng thực tế không có “chất Kitô”. 
Là Kitô hữu sống Lời Chúa chúng ta phải có tinh thần sám hối, mau quay trở về với Chúa.

Lời Chúa hôm nay còn mời gọi tất cả chúng ta, mỗi người luôn ý thức rằng mình đều là những người đang lữ hành trên trần thế ,và trần thế chỉ là cỏi tạm nên chưa phải là hoàn hảo
Tiên tri Isaia nói về cách hành xử của Thiên Chúa như sau:

 “Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy”
                                        (Is 55, 9)

Bởivì: “... tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta”
                                        (Is 55,8).
Lời Chúa hôm nay còn mời gọi chúng ta khi nói thì nói lời Thiên Chúa .Thật vậy, đường lối của Thiên Chúa thì khác xa với đường lối và tư tưởng của con người “ Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt là do ma quỷ mà ra” là lời chân thật, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “mâu thuẫn”. Và chúng ta bị rơi vào tình trạng nói thì rất hăng nhưng khi làm thì chẳng thấy đâu.

              
                  Sự thật sẻ giải thoát anh em

Lạy Chúa, xin cho chúng con được thuộc về sự thật và trở nên chứng nhân cho sự thật, bởi vì chỉ có sự thật mới giải thoát được chúng con . Amen.
                          Ngày 25 tháng 9 năm 2014




ANH EM LÀ ÁNH SÁNG TRẦN GIAN



                                         
 (Mt.5,13-16)

13 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. 14 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp thắp đèn rồi lại để dưới đáy thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. 16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”

Chúng ta ai cũng biết muối rất cần thiết cho cuộc sống ,là vì muối có vị mặn. Muối mà không có vị mặn thì muối không còn là muối ! 

Chúng ta hãy tưởng tượng một ngày nào đó, nước trong mọi đại dương bổng trở thành nước ngọt như mọi dòng sông, và các mỏ muối đã bị con người khai thác cạn kiệt, lúc ấy chiến tranh giành nhau về mỏ muối không thua gì chiến tranh dành nhau các mỏ dầu.

Trong tiến trình lịch sử, muối ăn đã có ảnh hưởng tới diễn biến các cuộc chiến,đế chế Mali,các thương nhân ở Timbuktu thế kỷ 12 ,cánh cửa tới sa mạc Sahara và trung tâm văn học-đánh giá muối có giá trị đến mức chỉ có thể mua nó theo trọng lượng tính đúng bằng trọng lượng của vàng; việc kinh doanh này dẫn tới truyền thuyết về sự giàu có khó tưởng tượng nổi của Timbuktu và là nguyên nhân dẫn tới lạm phát ở châu Âu, là nơi mà muối được xuất khẩu tới. (INTERNET)

Ảnh Tiệc Ly chạm khắc trên muối trong hầm mỏ muối Wieliczka, Ba Lan. Hầm mỏ dài trên 300 km mang dáng dấp như một mê cung sâu dưới lòng đất hơn 300mét.

           “Các con là ánh sáng trần gian”



Và ánh sáng ấy được thể hiện bằng chính đời sống của chúng ta qua việc thực thi Lời Chúa. 
“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”. (Tv 119, 105). 
Bước đi trong ánh sáng ta mới có thể là “tấm gương sáng” phản chiếu ánh sáng của Chúa Ki-tô chiếu dọi đến mọi người . 
Để thiên hạ thấy việc làm của chúng ta là những việc làm cho “danh Cha cả sáng”, mà ngợi khen Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời. 
“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng” (Mt 6, 9 - 1).

“Sự sáng của các con phải chiếu dọi để thiên hạ nhìn thấy việc lành các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5,16).

Mọi việc làm của chúng ta đều để mọi người nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa là Người Cha Nhân Hậu – Một Người Cha Giàu Lòng Thương Xót. Và trong mọi việc làm nào đó, coi chừng, ta dễ chìm đắm trong những lời khen ngợi mà thiên hạ dành cho ta, và vì thế nó không phản chiếu được cội nguồn mọi vinh quang là Thiên Chúa.

Có một vị vua nọ nghe tin ở một vùng quê xa xăm kia bị thiên tai gây thiệt hại trầm trọng, nạn thiếu ăn và nghèo đói tràn lan. Vua sai một vị quan đến tận nơi, mở kho lương thực đến cứu giúp dân. Đời sống người dân nhờ đó mau chóng trở lại bình thường. Họ hết lòng cám ơn vị quan nọ với những lời trân trọng .

Vị quan ôn tồn nói: “Tất cả là ơn lộc của Nhà Vua .Vị Minh Quân của thần dân đã thi ân cho các người . Ta không có gì cả.

 Còn tình yêu nào mặn nồng bằng tình yêu Giêsu 
Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa. Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4,17-21).

Còn tình yêu nào mặn nồng hơn tình yêu Thập Giá




Noi gương Chúa người Kitô hữu chúng ta hảy đến với tha nhân với một Tình Yêu Thập Giá, hầu ướp mặn một thế giới mà tình người đã nhạt nhòa, lạt lẽo, lạnh lùng.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói “Nơi nụ cười, lời nói và việc làm của Mẹ Têrêsa, Chúa Giêsu lại bước đi trên các nẻo đường thế giới như người Samaritanô Nhân Lành”.

Là “muối cho đời”, là chính cuộc đời ta trở thành những trang Phúc Âm sống động, ướp mặn một thế giới rã rời với những con tim lạnh nhạt tình người.

Mẹ Tê-rê-sa là một thí dụ gần nhất trong thời đại chúng ta.

“Mẹ Têrêsa đã sống cho người nghèo. Thế nhưng, giờ đây thế giới đã trở nên nghèo hơn nữa từ lúc Mẹ từ trần, Mẹ đã không thể chống trả nổi cuộc tấn cống cuối cùng của bệnh tim và đã chết tại nhà mà Mẹ và chị em của Mẹ đã sống ở Calcutta từ thập niên 1940. Mẹ hưởng thọ 87 tuổi và dung nhan của Mẹ, nhỏ nhắn như toàn thân của Mẹ, và hết sức nhăn nheo, đã trở thành một thứ tuyệt phẩm của đức bác ái cũng như của việc Mẹ hoàn toàn hiến thân cho kẻ khác. 
Mẹ được gọi là Mẹ của kẻ nghèo. Thế nhưng, ngay trong số các hình thức khác nhau của bần cùng, Mẹ Têrêsa đã sống đến mức độ tận cùng, như tình của Mẹ đã triệt để và hoàn toàn yêu Chúa Kitô. Mẹ đã muốn sống với thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, và trong cuộc tìm kiếm này Mẹ đã làm cho thế giới, kẻ có tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng, đọc được những trang Phúc Âm sống động, một thứ Phúc Âm tác động giữa những chiếm đoạt và mẫu thuẫn của thời đại chúng ta.
 Cái chết của Mẹ Têrêsa đã gây xúc động và đau buồn sâu xa khắp thế giới. Đức bác ái của Mẹ đã lưu dấu vết ở hết mọi lục địa 

Chính anh em là ánh sáng cho trần gian (Mt.5,14).

Ánh sáng ấy được thắp lên từ Ánh Sáng Chúa Ki-tô. Như những vì rực sáng rực nhờ tiếp nhận ánh mặt trời. Người Ki-tô hữu không tỏa sáng tự mình và vì mình, mà tỏa sáng nhờ Chúa và vì Chúa.

Cả thế giới ca tụng Mẹ Tê-rê-sa ngay khi Mẹ còn sống:

Nhưng, trên đỉnh vinh quang đó, Mẹ luôn nghĩ về nguồn sáng đã dọi chiếu vào đời mình, để tiếp nhận và chiếu dọi ánh sáng đó đến với mọi người.

 Mẹ Têrêsa đã ghi lại dấu ấn trong lịch sử thế kỷ của chúng ta: Mẹ đã can đảm bênh vực sự sống; Mẹ đã phục vụ tất cả mọi người, bao giờ cũng đề cao phẩm giá của họ và lòng trọng kính đối với họ; Mẹ làm cho ‘những ai bị mát mát sự sống’ cảm thấy sự êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, cảm thấy Người Cha yêu thương tất cả mọi tạo vật của Ngài. Mẹ đã làm chứng cho Phúc Âm bác ái, một Phúc Âm được nuôi dưỡng bằng việc tự nguyện ban phát bản thân mình cho đến chết… 

 Mẹ Têrêsa là tấm gương cho mọi Kitô hữu chúng ta noi theo.Xin cho chúng con như vì sao nhỏ rực sáng Tình Mẹ chiếu soi tình người trên thế giới hôm nay .

                                   Ngày 24 tháng 9 năm 2014






Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

NGƯỜI KITÔ HỮU LÀ ĐÔI TAY CỦA CHÚA


             “Chính bạn là đôi tay của Chúa”. 

Thiên Chúa cần con người. Chúa Giêsu cần chúng ta như đôi tay nối dài của Ngài  để tiếp tục sứ mạng của Ngài là làm sao để mọi người sám hối và tin vào Tin Mừng?
 Ngài cần đến từng người chúng ta, . 
“Anh em hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy”, đó là mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh. 
  Chúa Giêsu hôm nay vẫn ngỏ lời với từng người chúng ta.
 Ngài muốn tôi trở thành sự hiện diện của Ngài cho anh em tôi ở đây, hôm nay. 
Ngày xưa, lúc đang đi dọc theo bờ biển hồ Galilê, Chúa Giêsu đã thấy bóng dáng các anh đánh cá quen thuộc. Họ có đôi lần tiếp xúc với Ngài và chắc có lần đã được nghe Ngài giảng và chứng kiến các phép lạ Ngài làm, kể từ sau lần được Gioan Tẩy Giả giới thiệu. Chúa Giêsu thấy họ đang làm việc hoặc quăng chài dưới biển để đánh cá hoặc đang ngồi trong thuyền với cha để vá lưới. Chúa Giêsu đã  nhìn những cảnh tượng đầy tình người này với cặp mắt yêu thương.


Đẹp biết bao hình ảnh con người làm chung với nhau một công việc trên chiếc thuyền lớn là Giáo Hội. Chúa Giêsu đã thấy Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu hôm nay cũng thấy chúng ta. 
Trước khi kêu gọi chúng ta, Ngài đã ngắm nhìn chúng ta rất lâu. Hạnh phúc cho người nào được thấy Thiên Chúa
Hạnh phúc cho người nào được Thiên Chúa thấy
Chúa Giêsu hôm nay đang thấy chúng ta. 
Chúng ta thế nào, Ngài thấy chúng ta thế ấy.
 Cái nhìn của Ngài chấp nhận trọn vẹn con người chúng ta, cả cái yếu đuối và tội lỗi của chúng ta nữa.
Chúa Giêsu hôm nay. Ngài gặp chúng ta không phải chỉ trong lúc đọc kinh, dự lễ, nhưng ngay giữa chợ đời đầy xô bồ, giữa cái lam lũ vất vả của đời thường, giữa cái bon chen vật lộn của cuộc sống. 
 Ở đất nước chúng ta, ơn gọi thường được hiểu là ơn sống đời tu sĩ hay linh mục.
 Thật ra ơn gọi làm vợ, làm chồng, ơn gọi làm cha, làm mẹ. Ơn gọi ấy thật là cao quý và nhiều khó khăn không kém ơn gọi tu sĩ, linh mục. 
Người Kitô hữu, dù sống ở bậc nào đi nữa. Tất cả chúng ta đều được gọi làm môn đệ của Chúa Giêsu 
                             “Các anh hãy theo Tôi”.
 Đây là lời mời gọi. Chúa Giêsu mời gọi Kitô hữu đi theo Ngài. là đi theo chính con người của Ngài.
 Ơn gọi Kitô hữu là gắn bó với Chúa Giêsu, nhận Ngài là trung tâm và chóp đỉnh của đời mình. 
 “Tôi sẽ làm cho anh em trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”
            “Chính bạn là đôi tay của Chúa”
Bạn là những cánh tay nối dài của Chúa Giêsu.  Nhờ những hoạt động bằng đôi tay cụ thể của chúng ta, Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền Tin Mừng Nước Trời, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu. 
 Là chi thể của Giáo Hội, Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Kitô, một Kitô hữu cũng là đôi tay rộng mở của Chúa Kitô, nhờ đó, Ngài không ngừng giải tỏa ánh sáng, trao tặng tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. 
                                          
                                                Ngày 21/9/2014





Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

MẸ MARIA DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ


Ngay từ khởi đầu. Thập Giá Chúa luôn chiếu tỏa trên con đường đức tin cho Mẹ .Và Mẹ Maria đã đi trọn con đường đức tin  để nêu gương cho mọi đồ đệ của Chúa ,như đồ đệ Gioan và chúng ta là nhửng đồ đệ Chúa Giêsu Kitô .

Có một người tên là Si mê ôn. Ông là người công chính và sùng đạo và Thánh Thần Chúa hằng ngự trên ông và được Thần Khí thúc đẩy ông lên đền thánh Giêrusalem gặp Mẹ Maria và Thánh Giuse và nghe lời loan báo trước của ông về sứ mệnh của trẻ Hài Nhi, vừa đồng thời loan báo cuộc đời Mẹ từ đó sẽ được gắn chặt với Con trong đau khổ. ( Luca 2, 34-35, ) đã ghi lại lời loan báo tiên tri cùa ôn Si mê on như sau:

"Ông Si mê ôn chúc phúc cho hai ông bà và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi rằng:Thiên Chúa đã đặt cháu bé  nầy là duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên .Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
Qua lời tiên tri của ông . Mẹ Maria chưa rõ thế nào là một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn mình. 
Mẹ đã bắt đầu đi trên con đường đức tin, trong sự vâng phục hoàn toàn đối với thánh ý Chúa. Thiên Chúa dùng tiên tri Simêon để loan báo mầu nhiệm thập giá sẽ chiếu dọi suốt con đường nầy. 
Nhưng  Mẹ chưa hiểu rõ hoàn toàn thập giá đau khổ đó sẽ như thế nào ?  Phúc Âm thánh Luca, khi kết thúc chương mô tả những biến cố trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu, từ lúc sinh ra cho đến lúc gặp lại Chúa Giêsu trong đền thờ lúc 12 tuổi, bằng những lời sau đây " Tại sao phải tìm Con ? Cha Mẹ không biết Con phải lo việc của Cha Con sao "
Từ lúc ấy . Mẹ Maria cẩn thận giữ mọi kỷ niệm ấy trong lòng. Mẹ không hiểu nhưng không vì thế mà chối bỏ. Mẹ trái lại lưu giữ trong lòng để suy niệm.

Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua lòng bà. Bóng thập giá của Chúa, mầu nhiệm đau khổ bao trùm trọn cả con đường đức tin của Mẹ, cho đến khi Mẹ đứng dưới chân thập giá của Chúa Giêsu, trên đồi Golgotha. Lúc đó Mẹ Maria hiểu rõ hơn mầu nhiệm thập giá, sẵn sàng lãnh nhận mạc khải mới từ Chúa Giêsu, cho chặng đường đức tin cuối cùng, từ thập giá Chúa cho đến mãi ngày hôm nay.
 Phúc Âm theo thánh Gioan ( Gioan 19, 25-27 ) đã ghi lại giây phút Mẹ hiện diện dưới chân thập giá Chúa và lãnh nhận một sứ mạng mới như sau:

"Ðứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẩu Người... Khi thấy thân mẩu mình  và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẩu rằng: Thưa Bà, đây là con Bà.Rồi Người  nói với môn đệ mình . Ðây là Mẹ của anh  . Kể từ giờ đó người môn đệ rước Bà về nhà mình."
Mẹ Maria đã đi trên con đường đức tin  là mẫu gương cho mọi đồ đệ của Chúa, qua mầu nhiệm thập giá, qua sự thông hiệp của Mẹ vào thập giá Chúa, mà Mẹ Maria trở thành người Mẹ của các đồ đệ Chúa, không những trong một giai đoạn ngắn ngủi làm Mẹ của đồ đệ Gioan, nhưng mãi mãi là Mẹ của tất cả mọi Kitô hữu chúng ta là đồ đệ Chúa Kitô

Mọi Kitô hữu chúng ta , hãy xin Mẹ giúp chúng ta trước hết được đủ can đảm đi trọn con đường đức tin của mình theo ánh sáng thập giá Chúa như Mẹ đã trải qua ngày trước. 
" Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta."
     Ðó là luật căn bản cho mọi đồ đệ của Chúa. 

Kế đến chúng ta cũng xin trao phó cuộc đời mình cho Mẹ, xin Mẹ hãy là Mẹ của mỗi người chúng ta, như xưa Mẹ đã nhận làm Mẹ của người đồ đệ được Chúa yêu thương .
Lạy Mẹ Maria, là Mẹ các đồ đệ của Chúa, xin giúp chúng con đi trọn con đường đức tin như những đồ đệ đích thực của Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.




ĐỨC MẸ SẦU BI (15/9 )



Hôm nay Giáo Hội kính nhớ Ðức Mẹ Ðau Khổ hay cũng thường được gọi là 7 sự thương khó của Ðức Mẹ.

Suốt cuộc đời trần thế, Mẹ Maria quả thực là một người đàn bà đau khổ. Mẹ luôn có Chúa bên cạnh. Còn nỗi đớn đau nào bằng khi ôm lấy xác Chúa được tháo gỡ từ thập giá? Nhưng đó cũng là bí quyết của Mẹ. Mẹ luôn có Chúa trong lòng, từ lúc cất giữ mọi sự trong lòng để suy niệm cho đến lúc ôm lấy xác Chúa: từng phút giây của cuộc sống, Mẹ đau khổ nhưng luôn có Chúa trong lòng. Sự hiện diện của Chúa trong lòng đã giúp Mẹ đi hết cuộc hành trình Ðức Tin.
Là mẫu mực trong cuộc hành trình Ðức Tin, Mẹ cũng muốn trao gởi Ðấng Cứu Thế cho mỗi người chúng ta. Mang lấy Ðức Kitô chịu đóng đinh trong mình, chúng ta sẽ cảm thấy được sự nâng đỡ trong muôn nghìn thử thách đớn đau trong cuộc sống.

Mẹ Maria đã bảo đảm cho chúng ta điều đó. Chúng ta hãy kết hiệp với thập giá của Ðức Kitô. Trong mọi đau khổ, chúng ta hãy ngước nhìn lên thập giá của Ngài. Chúng ta hãy thốt lên như thánh Phaolô: "Tôi chỉ biết có mỗi Ðức Kitô chịu đóng đinh".




Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

CHỨNG NHÂN QUẢNG ĐẠI CỦA TIN MỪNG


Vào năm 1856 các nhà khảo cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú vị tại đồi Palatino tại thành phố Roma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại lính Roma cổ, trên vách một bức tường, họ tìm thấy một cây thập giá được một người lính nào đó dùng đinh hay mũi dao khắc vụng về vào tường. Bên cạnh là hình một chàng thanh niên giơ tay chào kính cây thập giá. Trên cây thập giá có vẽ hình một người, nhưng đầu người ấy là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ, người ta thấy có viết hàng chữ:
        Alexamenos thờ lạy Chúa của hắn.

Các nhà khảo cổ cho rằng: Có thể bức tranh đã được thực hiện vào những năm 123 đến năm 126. Nếu sự phỏng đoán về niên hiệu này là đúng thì đây có lẽ là hình vẽ thập giá cổ nhất, nhưng lại là hình thập giá bị nhạo báng, chê cười: Nếu Thiên Chúa lại chết trên thập giá thì đây là hành động yếu hèn, khờ dại ,và cả những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng đều khờ dại.

Vào năm 1870, các nhà khảo cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là của một chàng thanh niên mang niềm tin Kitô tên là
Alexamenos. Ở một cột trụ bằng đá dựng hình thần Mars tức là vị thần chiến tranh, người ta khám phá thấy được khắc vào đó dòng chữ: 
              "Alexamenos vẫn vững tin".

Qua lối nhìn trần thế thì hình ảnh Thiên Chúa chết treo trên thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối, dại khờ. Nhưng Thánh Phaolô đã biện hộ cho hành động có thể gọi được là điên rồ của Thiên Chúa như sau:



"Tiếng nói của thập giá đối với những kẻ hư hỏng là điên dại, còn đối với các người được cứu rỗi, tức là chúng ta, thì là sức mạnh của Thiên Chúa. Thật vậy, người Do Thái đòi hỏi phép lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi thì giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Người Do Thái cho điều đó là xấu xa, còn các người ngoại giáo thì cho là dại dột. Song với tất cả được Thiên Chúa tuyển chọn thì Chúa Kitô chịu đóng đinh là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa".

Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm. 
Phêrô đã chối bỏ Ngài.
 Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm của ông.
 Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng đinh Ngài vào thập giá.
 Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.

Nhưng dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Ðức Kitô trên thập giá là một Mầu Nhiệm.
 Mầu Nhiệm bởi vì chúng ta lkhông thể hiểu được tại sao Con Một Thiên Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế? 
Mầu Nhiệm bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy.
 Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta, nghĩa là chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá.
 Tội lỗi của chúng ta ngày nay, cho dầu cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một sỉ vả hoặc chính một cái đóng đinh vào thân thể Ngài.

 Khi chúng ta chối bỏ người anh em, khi chúng ta đối xử tệ bạc với người anh em, khi chúng ta chối bỏ chính mình mà quên sự đau khổ của người xung quanh, đó chính là lúc chúng ta dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.

"Không có tình yêu nào cao quý bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu".

 Chúa Giêsu đã tuyên bố như thế và Ngài đã đi đến cùng cam kết của Ngài. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không những là sự thể hiện của sự độc ác dã man của con người, nó còn là dấu chỉ của mối tình của một người đã yêu và yêu cho đến cùng...

Cái chết hy sinh vì người khác, Chúa Giêsu muốn luôn được tiếp tục qua cuộc sống của người Kitô hữu. Ðã có rất nhiều người đã lập lại cái chết đó (các vị Thánh tử đạo ) qua suốt lịch sử của Giáo Hội và hiện nay, trong một thế giới còn quá nhiều bạo lực áp bức Giáo Hội ,vẫn còn biết bao nhiêu người  Kitô hữu vẫn còn tái diễn cái chết đó như . 
Hàng chục nhà thờ bị cướp phá, hàng trăm ngàn Kitô hữu bỏ chạy trước sức tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram .Như Dòng thừa sai Savie . Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm 7-9-2014.

3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu.

 chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ chiều Chúa Nhật vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. 
Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy.

Đức Thánh Cha Phanxicô rất xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, Ngài xin chia buồn với toàn Dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. Ngài cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hạt giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.


Là người Kitô hữu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta phải làm gì trong bối cãnh hiện nay làm chứng nhân của Tin Mừng ?

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa"
"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng cách dâng lên Ngài hy sinh trong những công việc nhỏ bé hằng ngày.

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng những cử chỉ quảng đại, hy sinh phục vụ đối với những người cùng khổ nhất bị quăng ra bên lề xã hội.

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng cách sống tử tế và không ngừng tha thứ cho những người xúc phạm đến mình.

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng chứng tích của một cuộc sống đầy lạc quan và vui tươi ngay cả khi chỉ gặp toàn đau khổ, thử thách...

Xin Thiên Chúa là Cha nhân lành nhờ lời cầu bào Mẹ Maria xin thương xót Giáo Hội Việt Nam chúng con ,mọi sự xin vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa .
Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ xin thương xót linh hồn 3 người Chị chúng con .Vì danh Chúa làm chứng nhân quảng đại của Tin Mừng .                                
                 Chúng con cầu xin Chúa .








CON ĐƯỜNG NÀO TA ĐI


Thông thường trong mỗi nhà thờ thì cha Chánh xứ chỉ định một người có tinh thần đạo đức trông coi (thường gọi là ông Từ ) lo mọi công việc trong nhà Chúa như mở cửa nhà thờ ,giật chuông v.v ..đó là truyền thống các ngôi nhà thờ khắp nơi trong Giáo Hội Công Giáo . 
Tại một nhà thờ nọ có một ông Từ  có thói quen mà không ai có. Mỗi sáng lúc 4 giờ , ông gọi điện thoại đến tổng đài và hỏi giờ cho chính xác. mặc dầu ông có điện thoại cá nhân .Ngạc nhiên về thói quen lạ lùng ấy, người tổng đài đã đặt câu hỏi  "Thưa ông, nếu không có gì làm phiền ông, xin cho ông biết lý do hỏi giờ như thế mỗi ngày?". Ông Từ nhà thờ mới từ tốn giải thích: "Ồ, có gì đâu. Tôi là người phải kéo chuông trong nhà thờ mỗi sáng. Nên tôi cần biết giờ cho chính xác".
Người tổng đài điện thoại mới vỡ lẽ ra. Ông nói với ông Từ nhà thờ : "Thật là buồn cười. Trong khi ông hỏi giờ nơi tôi, thì chính tôi lại điều chỉnh đồng hồ theo tiếng chuông của ông".
Qua câu chuyện trên đây ta có thể kết luận rằng: cuộc sống quả là một bí ẩn mà những người trong cuộc không thể nào tự mình tìm ra được câu trả lời.
Và chúng ta cần một câu giải đáp từ bên ngoài về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống .
Và người có thể giải đáp và nói với chúng ta về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống ấy chính là Thiên Chúa .


 Lời của Chúa, thường ví cuộc sống như một cuộc hành trình ra đi . Từ lúc Noe xuống tàu, qua Abraham cất bước ra đi vào vùng đất xa lạ, đến ngày vội vã ra đi của Ðức Maria và cả cuộc đời không ngừng hoạt động của Chúa Giêsu: Và qua lời của Chúa  nói lên những hình ảnh diễn tả cuộc hành trình Ðức Tin của người Kitô hữu chúng ta hôm nay .
Ðời là một cuộc hành trình... Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng.
 Tuổi thơ được dệt bằng những năng động để không ngừng dự phóng và tiến tới cho tương lai .
 Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng củng nhiều thất bại cũng giăng đầy lối đi: có những người bạn chợt đến rồi đi; vui tươi hớn hở chớm nở, nhưng thất vọng cũng bao trùm... 
Rồi tuổi già chợt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ...
Chúa Giêsu đã trải qua cuộc đời trần thế bằng không biết bao nhiêu cuộc hành trình. 
Sinh ra trong một cuộc hành trình, vừa mở mắt chào đời đã phải vội vã một cuộc hành trình ra đi như một người tị nạn. 
Năm 12 tuổi lạc mất cha mẹ trong một cuộc hành trình... 
Ra đời được 3 năm. Ngài không ngừng đi lại khắp nẻo đường. Và cuối cùng tại Giêrusalem, trên đỉnh đồi Calvê là điểm đến và kết thúc cuộc hành trình .Một cuộc hành trình đầy máu và nước mắt.

Qua cuộc hành trình không nghỉ ngơi ấy, Chúa Giêsu Kitô đã tuyên bố với chúng ta: "Ta là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống".
Chỉ trong Ngài, qua dấu chân của Ngài, và dấu chân ta trong dấu Ngài, chúng ta mới thật sự tìm được hướng đi cho cuộc hành trình trong cuộc đời mình .Con đường Thánh Giá . 
Ngài là Con Ðường dẫn chúng ta về cõi phúc vinh quang
Con Ðường của Ngài chính là Con Ðường của yêu thương và phục vụ
 Hãy tin tưởng rằng khi chúng ta sống yêu thương, khi chúng ta sống phục vụ tha nhân chính là lúc chúng ta đang đi trên Con Ðường của Ngài.

Lạy Chúa .Con xin phó thác đường đời con cho Chúa.Amen.